9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.
2.4.3 Quy trình ra quyết định củaHội đồng quản trị
Các phiên họp Hội đồng quản trị là cơ chế pháp lý quan trọng nhất để các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện các quyền của mình. Theo quy định của
Luật Doanh nghiệp (1999)[13, Đ82], Hội đồng quản trị sẽ họp thường kỳ ít nhất mỗi
quý một lần. Các cuộc họp bất thường sẽ theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị hay theo đề nghị của Ban kiểm soát.
Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ 2/3 số thành viên trở lên tham dự. Các quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận. Tuy nhiên, khác với cách thức biểu quyết tại các
phiên họp Đại hội đồng cổ đông, các quyết định được thông qua dựa trên nguyên tắc một cổ phần một phiếu bầu mà không căn cứ vào số lượng các cổ đông, thì việc thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị lại dựa trên số thành viên đại diện cần thiết trong Hội đồng quản trị, theo nguyên tắc một người một phiếu [13, Đ80].
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên Hội đồng quản trị có nhiều cơ hội hơn trong việc tham gia vào việc quyết định các vấn đề của công ty, Luật Doanh nghiệp (1999)[13, Đ80] cho phép áp dụng nhiều phương thức thông qua các quyết định của Hội đồng quản trị có thể được áp dụng mà không nhất thiết phải tổ chức các cuộc họp Hội đồng quản trị. Các phương thức này phải được ghi nhận trong Điều lệ công ty. Theo cách đó, Hội đồng quản trị có thể thông qua quyết định bằng việc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc các hình thức khác.