Thẩm quyền của Giám đốc và các chức danh quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 71 - 73)

9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.

2.5.1 Thẩm quyền của Giám đốc và các chức danh quản lý

Giám đốc và các chức danh quản lý cao cấp hình thành một bộ máy quản lý trong công ty cổ phần. Bộ máy quản lý đảm nhận việc quản lý điều hành hàng ngày

của công ty, dựa trên các quyết định do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra, và chịu sự giám sát trực tiếp của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Trong cơ cấu bộ máy quản lý, Giám đốc công ty là người đứng đầu, đóng vai trò là người chỉ huy mọi hoạt động quản lý điều hành hàng ngày của công ty. Thông thường, Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, trừ khi Điều

lệ công ty có quy định khác. Luật Doanh nghiệp (1999)[13, Đ85] quy định: Giám đốc

là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây [13, Đ85]:

 Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty;

 Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

 Kiến nghị phương án bố trí tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ

các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức;

 Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả

cán bộ quản lý khác thuộc quyền bổ nhiệm của Giám đốc;

 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty,

và các quyết định của Hội đồng quản trị.

Nắm toàn bộ quyền quản lý điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty, Giám đốc công ty là người tiếp nhận và xử lý rất nhiều các thông tin quản lý liên quan trực tiếp đến công ty. Vì vậy, để đảm bảo cho Giám đốc công ty hoạt động vì các lợi ích của các cổ đông và công ty, pháp luật cũng như Điều lệ công ty thường có các quy định ràng buộc đối với các chức danh này.

Cũng giống như các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc và các chức danh quản lý khác trong công ty phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của công ty và cổ đông của công ty; Không được lạm dụng địa vị và quyền hạn, sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác; không được đem tài sản của công ty cho người khác; không được tiết lộ bí mật của công ty; và phải hành động hợp lý cần thiết khi công

ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả [13, Đ86]

.

Giám đốc và các chức danh quản lý khác trong công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại xảy ra khi không hoàn thành tốt các trách nhiệm quản lý của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)