Các phương thức công kha

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 88 - 89)

9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.

2.8.2 Các phương thức công kha

Các kênh công khai thông tin cũng rất quan trọng và không kém quan trọng

hơn so với nội dung của các thông tin đó. Các phương thức tiết lộ thông tin cần

phải được thực hiện theo phương thức rõ ràng, kịp thời và dễ dàng tiếp cận đối với những người sử dụng.

Theo quy định của pháp luật Việt nam, việc công khai thông tin mới chỉ được thực hiện thông qua các kênh thông tin truyền thống, như thông báo trên báo chí [13, Đ21], chế độ trích nộp các báo cáo của công ty dưới dạng văn bản [13, Đ93-94]. Các hình thức trích nộp và công khai thông tin khác vẫn chưa được thừa nhận và áp dụng rộng rãi, như hệ thống trích nộp và công khai các thông tin về công ty dưới

dạng điện tử, trừ việc quy định lưu giữ sổ đăng ký cổ đông dưới dạng điện tử [13,

Đ60], thực hiện thông qua Internet, v.v... Điều này sẽ giúp cho các cổ đông, các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý có thể tiếp cận được các thông tin một cách nhanh chóng hơn, đầy đủ hơn, và ít tốn kém hơn.

Trong khi việc công khai nội dung thông tin được coi là yêu cầu bắt buộc của pháp luật, thì việc lưu giữ, sao chép và tiếp cận tới các thông tin đó dường như phức tạp hơn và tốn kém hơn. Cũng giống như chế độ công khai thông tin, việc lưu giữ các thông tin về công ty cổ phần cũng cần phải được thực hiện với sự trợ giúp của các tiến bộ công nghệ thông tin, và cần được lưu giữ dưới hình thức thông tin điện tử. Điều này cũng cho phép khả năng công khai các thông tin được mở rộng hơn.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp (1999)[13, Đ94], công ty cổ phần phải

lưu giữ các thông tin quan trọng tại trụ sở công ty, và các cổ đông có quyền được tiếp cận đối với các thông tin sau:

 Điều lệ công ty, các quy chế quản lý nội bộ trong công ty, sổ đăng ký cổ đông;

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận quyền sở hữu công

nghiệp, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm;

 Các tài liệu và giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty;

 Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các quyết định đã

được thông qua;

 Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán;

 Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ

chức kiểm toán độc lập;

 Sổ sách, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm; và

 Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)