Các quyền cơ bản của cổđông

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 53 - 55)

9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.

2.3.1 Các quyền cơ bản của cổđông

Như đã trình bày ở Chương 1, các cơ chế quản lý nội bộ phải góp phần bảo vệ các quyền của cổ đông. Các cổ đông là người góp vốn vào công ty và có các quyền đối với phần vốn của mình trong công ty. Các cổ đông được quyền tham gia các phiên họp Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết để quyết định các vấn đề quan

trọng về tổ chức và hoạt động của công ty, và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn mà mình sở hữu trong công ty.

Do sự tách biệt giữa sở hữu và điều hành trong các công ty cổ phần, đặc biệt là các công ty có cơ cấu đa sở hữu và phân tán, thì các quyền của cổ đông đối với công ty chỉ còn tập trung ở một số các vấn đề trọng yếu của công ty, như bổ nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, điều chỉnh và sửa đổi và điều chỉnh các văn bản pháp lý quan trọng của công ty, phê chuẩn các giao dịch bất thường của công ty, và các vấn đề quan trọng khác được quy định rõ trong Luật Doanh nghiệp (1999) và Điều lệ công ty.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp (1999) [13, Đ53], cổ đông phổ thông có

quyền:

 Tham dự và biểu quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng

cổ đông;

 Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

 Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ

thông của từng cổ đông trong công ty;

 Khi công ty giải thể, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ

phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán cho chủ nợ và cổ đông loại khác;

 Các quyền khác quy định tại Luật Doanh nghiệp (1999) và Điều lệ công ty.

Thực tế cho thấy, hiệu quả quản lý nội bộ trong công ty phụ thuộc khá nhiều vào chính các cổ đông, thông qua việc thực thi các quyền cơ bản mà họ có theo Luật và theo Điều lệ công ty. Cổ đông có thể lựa chọn để trở thành nhà đầu tư thụ động: mua cổ phiếu nếu họ chỉ trông đợi công ty hoạt động tốt và chia cổ tức cao, và bán cổ phiếu nếu họ có cảm giác tiêu cực về triển vọng của công ty. Cổ đông cũng có thể thực hiện quyền của cổ đông và có một tiếng nói tích cực trong việc quản lý công ty: tham gia vào Đại hội đồng cổ đông, tranh luận và bỏ phiếu cho những quyết định quan trọng của công ty, bổ nhiệm và bãi miễn các thành viên Hội

đồng quản trị, Giám đốc và các chức danh quản lý cao cấp khác trong công ty. Tính tích cực của cổ đông thúc đẩy tốt hơn nữa công tác quản lý, tình hình hoạt động công ty và giá trị cổ phiếu. Tính tích cực của cổ đông cũng là một trong những yếu tố bảo vệ hữu hiệu nhất các quyền cơ bản của chính các cổ đông và hạn chế được các hoạt động sai phạm trong hoạt động quản lý công ty.

Cũng theo quy định của Luật Doanh nghiệp (1999) [13, Đ53], cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định trong Điều lệ công ty, có quyền:

 Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;

 Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;

 Xem và nhận bản sao hoặc trích lục danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại

hội đồng cổ đông;

 Các quyền khác quy định tại Luật Doanh nghiệp (1999) và Điều lệ công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)