9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.
2.1.3 Cơ cấu quản lý trong công ty cổ phần
Cùng với cơ cấu sở hữu, cơ cấu quản lý cũng là một yếu tố quyết định chất lượng quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. Thông qua việc thành lập, phân định các thẩm quyền, chức năng, các quyền và nghĩa vụ, và mối liên hệ giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý của công ty cổ phần, có thể đánh giá được hiệu quả và chất lượng của quản lý nội bộ trong một công ty.
Luật Doanh nghiệp (1999) [13, Đ69] nước ta quy định: Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc. Đối với các doanh nghiệp có trên 11 cổ đông, thì phải có thêm Ban kiểm soát.
Biểu đồ 4: Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam
Có thể nhận thấy rằng mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam, về bản chất là một hệ thống các cơ chế phân chia trách nhiệm quản lý công ty giữa các chủ thể tham gia vào quản lý nội bộ trong công ty, theo mô hình kim tự tháp hay hình chóp. Theo đó, các cổ đông thông qua Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định các vấn đề quan trọng nhất về tổ chức và hoạt động của công ty. Trách nhiệm quản lý và điều hành được trao cho Hội đồng quản trị, là cơ chế đại diện và nhân danh cho các cổ đông để quyết định các vấn đề quan trọng về tổ chức và hoạt động của công ty, ngoài các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, và thực hiện chức năng giám sát đối với các hoạt động quản lý và điều hành trong công ty.
Báo cáo Bổ nhiệm
Và Giám sát Chỉ đạo HĐQT/ Chủ tịch HĐQT Giám đốc Người lao động Cổ đông/Đại hội đồng cổ đông Những người có lợi ích liên quan: TC tài chính; Ngân hàng; Người cung cấp; V.v… Ban kiểm soát
Trách nhiệm quản lý và điều hành hàng ngày được uỷ quyền cho Giám đốc công ty.
Biểu đồ 5: Mô hình phân chia quyền lực trong công ty cổ phần ở Việt nam
Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề quan trọng nhất liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phần.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Chủ tịch Hội đồng quản trị là người được bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty và kiêm Giám đốc công ty.
Giám đốc công ty là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Các vấn đề được uỷ quyền và thuộc thẩm quyền của HĐQT
Các vấn đề được uỷ quyền và thuộc thẩm quyền của Giám
đốc Các vấn đề thuộc thẩm quyền của
Ban kiểm soát được lập ra để bảo vệ, kiểm tra và giám sát các hoạt động quản lý và điều hành của Hội đồng quản trị, Giám đốc và các chức danh quản lý khác trong công ty. Ban kiểm soát phải được thành lập ở các công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở lên.