Quyền của người lao động và những người có lợi ích liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 78 - 79)

9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.

2.7.1 Quyền của người lao động và những người có lợi ích liên quan

Cơ chế quản lý nội bộ trong công ty cổ phần cần phải tôn trọng các quyền của người lao động và những người có lợi ích liên quan khác (ví dụ: các tổ chức tài chính, ngân hàng, các nhà cung cấp, v.v...) và cần khuyến khích được sự hợp tác tích cực giữa công ty với những người có lợi ích liên quan khác trong việc tạo việc làm, kết quả kinh doanh, và sự lành mạnh về tài chính của công ty.

Quyền của người lao động và những người có lợi ích liên quan khác được quy định trong luật, như Bộ luật lao động (1994), Luật Doanh nghiệp (1999), Luật Phá sản Doanh nghiệp (1993), v.v.... Bên cạnh các quy định của luật, một số công ty cũng đưa ra các cam kết để đảm bảo các quyền luật định của người lao động và những người có lợi ích liên quan khác.

Theo quy định của pháp luật lao động Việt nam, người sử dụng lao động trong mối quan hệ với người lao động, phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp

của người lao động, theo hợp đồng lao động cá nhân và thoả ước lao động tập thể. Khi tham gia vào quan hệ lao động người lao động có các quyền: (i) được trả công theo số lượng, chất lượng và hiệu quả lao động, và được trả tiền công như nhau cho các công việc như nhau, (ii) được bảo hộ lao động toàn diện, được làm việc trong môi trường lành mạnh, an toàn cho sức khoẻ và tính mạng, (iii) được nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật, (iv) được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, và (v) được hưởng các phúc lợi xã hội và lợi ích khác.

Đối với những người có lợi ích liên quan khác, họ cũng có các quyền nhất định tác động tới hoạt động quản lý của công ty thông qua các quy định của pháp luật hay các hợp đồng được ký kết. Theo quy định của pháp luật Việt nam, các ngân hàng, tổ chức tín dụng khi cung cấp các khoản tín dụng, họ có quyền nắm giữ và quản lý các tài sản cầm cố, thế chấp, cũng như giám sát việc sử dụng vốn của bên đi vay. Tương tự như vậy, các quy định pháp luật về hợp đồng cũng tạo ra các cơ chế cho phép các bên tham gia hợp đồng có thể giám sát lẫn nhau việc thực hiện hợp đồng đã ký kết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)