công ty cổ phần
3.1 Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần
3.1 Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần
Việc tiếp tục hoàn hiện pháp luật Việt nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, nhằm tạo ra một môi trường pháp lý cần thiết để khuyến khích sức sáng tạo của hoạt động quản lý nội bộ trong các công ty cổ phần ở Việt nam. Điều này được thúc giục bởi ba yêu cầu cấp bách của các công ty cổ phần: (i) tối đa hoá lợi nhuận cho các cổ đông, (ii) tạo ra nền tảng cho sự phát triển bền vững của công ty, và (iii) tăng cường năng lực hội nhập quốc tế, nhờ chất lượng quản lý nội bộ.
Về việc tối đa hoá lợi nhuận cho các cổ đông. Một hệ thống quản lý nội bộ tốt sẽ gắn kết lợi ích của người quản lý, lao động, người có lợi ích liên quan với lợi ích của các cổ đông trong công ty. Điều này cho phép các nhà quản lý hoạt động trước hết vì lợi ích của công ty và các cổ đông. Họ sẽ phải thận trọng hơn trong việc đưa ra các quyết định có thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của công ty và các cổ đông.
Về việc nâng cao khả năng cạnh tranh. Các công ty hiện nay không chỉ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường khả năng chiếm lĩnh thị trường thông qua các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, mà còn cạnh tranh bằng chính chất
lượng quản lý nội bộ trong công ty. Xét về lâu dài, một hệ thống quản lý nội bộ tốt sẽ giúp cho một công ty cổ phần tạo dựng được một nền tảng vững trắc để phát triển, theo đó các quyền, nghĩa vụ và các lợi ích khác của các bên tham gia vào hoạt động quản lý nội bộ trong công ty được bảo đảm và cân bằng, đồng thời các lợi ích của công ty cũng được cân bằng với các lợi ích chung của xã hội.
Một hệ thống quản lý nội bộ tốt sẽ tạo ra một hình ảnh đẹp cho công ty trước công chúng, tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư tiềm năng, và qua đó tăng cường được khả năng thu hút được các nguồn vốn tốt trên thị trường vốn, tạo ra sức hấp dẫn với thị trường lao động, giúp công ty đáp ứng được các nghĩa vụ xã hội như giải quyết việc làm, bảo vệ môi trường, v.v…
Về việc tăng cường năng lực hội nhập. Quá trình toàn cầu hoá về kinh tế đã làm cho các công ty ở nhiều quốc gia khác nhau phải xích lại gần nhau hơn trong nhiều lĩnh vực hoạt động, trong đó có cả các nguyên tắc và chuẩn mực về quản lý nội bộ trong công ty. Để có thể hoạt động được trên thị trường quốc tế, đòi hỏi các công ty ở các nước khác nhau, phải tự vươn lên bằng cách lựa chọn và áp dụng các nguyên tắc, chuẩn mực và thông lệ quản lý nội bộ đã được quốc tế hoá vào hoạt động của chính mình.
Cùng với việc Việt nam đang tích cực thực hiện các cam kết quốc tế để tham gia các hiệp định, hiệp ước, và các chương trình hợp tác quốc tế về kinh tế và thương mại, như Khu vực Tự do Thương mại ASEAN (AFTA) vào năm 2006, thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ (BTA), gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á-Thái Bình Dương (APEC), và Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO) trong
một tương lai không xa, đòi hỏi các công ty cổ phần ở Việt nam phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc hội nhập, trong đó có sự hội nhập về quản lý nội bộ trong công ty.