Thành lập Ban kiểm soát và các điều kiện để được bổ nhiệm là thành viên Ban kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 77 - 78)

9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.

2.6.2 Thành lập Ban kiểm soát và các điều kiện để được bổ nhiệm là thành viên Ban kiểm soát

của công ty[13, Đ89]. Điều này cho phép ngăn ngừa mọi khả năng các thành viên Ban

kiểm soát lợi dụng các thông tin có được về công ty để thực hiện các công việc vì lợi ích riêng của mình.

Mặc dù Luật Doanh nghiệp (1999) quy định khá rõ các thẩm quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát, tuy nhiên trên thực tế vai trò của Ban kiểm soát khá lu mờ trong hoạt động quản lý nội bộ của công ty, và thường bị bộ máy quản lý, hay Hội đồng quản trị lấn át. Một trong các lý do của tình trạng trên, là năng lực hoạt động của Ban kiểm soát còn yếu, và tính lệ thuộc về chế độ thù lao của họ vào bộ máy quản lý.

2.6.2 Thành lập Ban kiểm soát và các điều kiện để được bổ nhiệm là thành viên Ban kiểm soát viên Ban kiểm soát

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp (1999)[13, Đ89], Ban kiểm soát được thành lập ở các công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở lên. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm. Việc bầu và bãi nhiệm các thành viên Ban kiểm soát được thực hiện thông qua hình thức biểu quyết đa số tại phiên họp Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát gồm 3 đến 5 thành viên, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm trưởng ban.

Trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông [13, Đ88]. Nhiệm kỳ Ban kiểm soát, chế độ làm

việc và thù lao cho các thành viên Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định [13, Đ91].

Để nâng cao chất lượng quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, điều quan trọng nhất là phải làm sao thành lập được một Ban kiểm soát có năng lực, độc lập và khách quan đối với các cơ quan quản lý khác trong nội bộ công ty.

Luật Doanh nghiệp (1999) [13, Đ90] quy định những đối tượng dưới đây không

được làm thành viên của Ban kiểm soát:

 Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, người có liên quan của thành viên

Hội đồng quản trị, Giám đốc, và kế toán trưởng của công ty đó;

 Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt

tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề do các hành vi gian trá trong thương mại, như buôn lậu, làm hàng giả, buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, v.v....

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)