9 Theo số liệu tổng kết về tình hình cổ phần hoá của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, tính đến tháng 12 năm 2001.
2.7.2 Cơ chế thực hiện các quyền và khuyến khích người lao động và những người có lợi ích liên quan tham gia vào quản lý nội bộ trong công ty cổ phần
người có lợi ích liên quan tham gia vào quản lý nội bộ trong công ty cổ phần
Cơ chế quản lý nội bộ cần phải tạo ra cơ chế tự hoàn thiện để người lao động và những người lợi ích liên quan có thể thực hiện được các quyền mà mình có, và khuyến khích họ tích cực tham gia vào hoạt động của công ty.
Mức độ người lao động và những người có lợi ích liên quan khác tham gia vào hoạt động quản lý công ty như thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào các quy định của pháp luật và thực tiễn của hoạt động kinh doanh, và nó cũng biến đổi khác nhau giữa các công ty khác nhau. Pháp luật Việt nam [pháp luật lao động] cho phép người lao động tham gia vào hoạt động quản lý nội bộ trong công ty, thông qua các tổ chức đại diện như tổ chức Công đoàn cơ sở, biểu thị ý chí tập thể dưới hình thức đình công, hay dưới các hình thức khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật. Thoả ước lao động tập thể là một trong những hình thức pháp lý quan
trọng, theo đó người lao động có thể tham gia và có tiếng nói quan trọng trong việc quản lý nội bộ trong công ty, liên quan đến các bảo đảm đối với người lao động.
Pháp luật Việt nam còn cho phép người lao động có quyền ưu tiên mua cổ phần trong công ty [10], [11], hay cơ chế cho phép các chủ nợ tham gia vào quản lý công ty trong trường hợp công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, được xử lý theo các trình tự thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản, v.v....
Phần dưới đây trình bày tập trung hơn vào các cơ chế bảo vệ các quyền của các chủ nợ và các tác động của họ đối với hoạt động quản lý nội bộ trong công ty cổ phần.
Cơ chế giám sát của các chủ nợ
Các chủ nợ có thể có một số quyền kiểm soát trong công ty trong một số trường hợp nhất định, và vì vậy cũng có các tác động nhất định đối với hoạt động quản lý nội bộ trong công ty. Các chủ nợ có thể gây ảnh hưởng đến các quyết định quan trọng của công ty và thông qua hàng loạt các biện pháp kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh hàng ngày của một công ty, có thể gây sức ép đối với các công ty khi bị lâm vào tình trạng không trả được nợ hay vi phạm các cam kết về trả nợ. Trên thực tế các chủ nợ thường cung cấp các khoản nợ ngắn hạn và công ty thường phải lệ thuộc vào các chủ nợ để tiếp tục được cấp vốn cho các hoạt động của mình,
vì vậy càng làm tăng thêm các ảnh hưởng của các chủ nợ đối với công ty. Mức độ
ảnh hưởng mà các chủ nợ tạo ra đối với công ty hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc họ được pháp luật (ví dụ: Luật các tổ chức tín dụng (1997), v.v...) bảo vệ như thế nào.
Nếu người đi vay vi phạm bất kỳ một cam kết nào, đặc biệt là vi phạm nghĩa vụ thanh toán, chủ nợ có thể có một số quyền bao gồm cả việc chiếm giữ một phần tài sản của công ty như là vật bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ của người đi vay. Người cho vay cũng có một số quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty đi vay có dấu hiệu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Một mặt, các tác động này cũng có thể giúp ngăn cản bộ máy quản lý khỏi việc đầu tư vào các dự án kém hiệu quả. Mặt khác, nợ như là một chế tài, cũng có các chi phí của nó. Công ty có thể bị ngăn cản khỏi việc thực hiện các dự án tốt vì các thoả thuận về vay nợ đã
ngăn cản các công ty khỏi việc huy động thêm vốn; hoặc họ có thể bị các chủ nợ yêu cầu phải thanh toán nợ ngay cả khi hoạt động kinh doanh đang diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp.
Các tác động của vấn đề vay nợ là một vấn đề cần phải quan tâm trong hoạt động quản lý công ty, tích cực hay tiêu cực, là tuỳ thuộc rất nhiều vào chất lượng giám sát việc sử dụng vốn, vào việc đàm phán lại về các điều kiện và điều khoản trả nợ, và vào khả năng các quyền của chủ nợ sẽ được bảo đảm như thế nào tại cơ quan xét xử khi xảy ra tranh chấp.
Các thủ tục xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán
Phá sản hay tình trạng mất khả năng thanh toán cho phép các chủ nợ có thể thực hiện các quyền đòi nợ của mình đối với các công ty bị mất khả năng thanh toán. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản công ty tạo ra một cơ chế hữu hiệu để các chủ nợ phối hợp với nhau trong việc đòi nợ và cho phép các chủ nợ khác nhau có thể tiết kiệm được các chi phí trực tiếp và gián tiếp trong việc họ tự mình đòi nợ một cách đơn lẻ. Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản theo nghĩa đó tạo ra cơ chế để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ.
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản là một cơ chế pháp lý rất quan trọng, nó tạo ra một diễn đàn cho các chủ nợ có thể tái cơ cấu các khoản nợ và tạo cơ hội để công ty bị lâm vào tình trạng phá sản có thể được tái tổ chức lại.
Các quy định về tình trạng mất khả năng thanh toán của công ty được quy định tập trung chi tiết trong Luật Doanh nghiệp (1999) và Luật Phá sản Doanh nghiệp (1993). Các luật này xác lập các cơ chế liên quan đến (i) việc mở thủ tục phá sản, (ii) trình tự giải quyết phá sản, (iii) việc quản lý công ty bị mất khả năng thanh toán trong thời gian giải quyết phá sản, (iv) người quyết định công ty cần được tái tổ chức hay giải thể và thanh lý, (v) thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ, (vi) cơ chế và kế hoạch tái tổ chức, và (vii) các bảo đảm đối với công ty bị lâm vào tình trạng phá sản trong quá trình tái tổ chức.
Tuy nhiên, cho đến nay sau 8 năm thực hiện, Luật Phá sản Doanh nghiệp (1993) đã bộc lộ rất nhiều hạn chế, cần phải được sửa đổi bổ sung kịp thời để đáp ứng với các yêu cầu mới của điều kiện kinh doanh hiện nay ở Việt nam.
Các quy định về thị trường chứng khoán
Các quy định chặt chẽ của thị trường chứng khoán đòi hỏi các thông tin về công ty cần phải rất chính xác [9, Đ12-18]. Mục tiêu của các quy định đó là nhằm truyền dẫn sự tự tin của công chúng đối với độ chính xác và tin cậy của các thông tin do công ty báo cáo, nhằm bảo vệ các lợi ích của các nhà đầu tư, duy trì trật tự của thị trường, và đảm bảo tính hiệu quả của thị trường. Các quy định về thị trường chứng khoán quy định trong Nghị định số 48 (1998), về chứng khoán và thị trường chứng khoán, bao trùm (i) các yêu cầu với việc đăng ký các công ty, và đăng ký chứng khoán để phát hành và bán ra công chúng (ii) các yêu cầu về chế độ báo cáo định kỳ và chính xác các thông tin tài chính (iii) hạn chế việc kinh doanh chứng khoán đối với một số người (cổ đông chi phối và các nhà quản lý), (iv) ngăn cấm một số loại kinh doanh như gian dối, thao túng, lừa dối, v.v..., (v) các quy định về thị trường chứng khoán, và (vi) hạn chế về mức nắm giữ cổ phần của một số tổ chức tài chính.
Mặc dù vậy, sau 4 năm thực hiện, Nghị định số 48 cũng đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, chưa rõ ràng và cần phải được sửa đổi bổ sung, đặc biệt là các quy định về công bố thông tin, các hành vi bị cấm, cụ thể hoá các nội dung của giao dịch chứng khoán, v.v...
Ví dụ 7[22]:
...”Thống kê của Toà án Nhân dân tối cao cho thấy, kể từ khi Luật phá sản doanh nghiệp có
hiệu lực (ngày 1 tháng 7 năm 1994) đến nay, bình quân mỗi năm Toà án chỉ thụ lý khoảng 30
đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Trong đó, chỉ có chưa đến 50% số các doanh
nghiệp có đơn đến Toà án được giải quyết. Theo Ông Ngô Cường (Viện Khoa học Xét xử), thì số lượng thực tế doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản ngày càng nhiều lên, nhưng yêu cầu tuyên bố phá sản lại ngày càng ít đi, bởi các quy định liên quan đến phá sản doanh nghiệp hiện hành có không ít các hạn chế và không phù hợp với thực tiễn.
Các quy định về cạnh tranh
Cạnh tranh cũng tạo ra một sức ép đối với các nhà quản lý trong công ty phải có các hành động thích hợp và có hiệu quả, vì nếu không họ sẽ bị loại bỏ. Điều này cũng tạo ra cơ chế để bảo vệ các cổ đông cũng như các chủ nợ. Trên thực tế, các nguyên tắc của thị trường cũng đủ để điều chỉnh hành vi của các nhà quản lý hoạt động vì lợi ích của các cổ đông và công ty. Tuy nhiên, các công ty thì không phải lúc nào cũng hoạt động trong một môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường sản phẩm có thể tập trung và các công ty có thể được hưởng các ưu thế độc quyền. Các vấn đề thuộc về thông tin có thể ngăn cản các tác động của thị trường khỏi việc thực hiện hữu hiệu việc giám sát các hoạt động của công ty, và trong việc phân bổ và giám sát thực hiện tài chính.
Hiện nay, ở Việt nam chưa có một văn bản pháp luật riêng cũng như chưa có chính sách nhất quán điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền. Điều này cũng tạo ra một số sức ép đối với quản lý nội bộ trong công ty, nhằm bảo vệ và tối đa các lợi ích cho các cổ đông, công ty và các chủ nợ.