nông thôn ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, tỉnh Sóc Trăng
2.6.1. Ưu điểm
- Hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng cơ bản có thực hiện và được đánh giá ở mức khá tốt về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện, kiểm tra, đánh giá kết quả và môi trường đào tạo và đã đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, góp phần tạo cơ hội việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, tăng thêm thu nhập cho LĐNT của địa phương.
- Công tác quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng nhìn chung được đánh giá ở mức khá trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động.
+ Trong quản lí xây dựng kế hoạch đào tạo nội dung triển khai kế hoạch, xác định số lượng lớp đào tạo của mỗi nghề và số lượng học viên tương ứng, địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề được đánh giá ở mức tốt.
+ Trong quản lí tổ chức hoạt động ĐTN nội dung bố trí, phân công đội ngũ giáo viên dạy nghề theo đúng chuyên ngành đào tạo và từng nhóm nghề nhất định và tổ chức linh hoạt hoạt động dạy theo thời gian, theo loại hình nghề được đánh giá ở mức tốt.
+ Trong quản lí chỉ đạo hoạt động ĐTN nội dung thực hiện nội dung, chương trình ĐTN được đánh giá ở mức tốt.
+ Trong quản lí kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐTN nội dung kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực hiện nội dung chương trình được đánh giá ở mức tốt. Đồng thời, trong hoạt động kiểm tra, đánh giá người dạy và người học có nội dung tổ chức thăm lớp dự giờ nhằm đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên, kiểm tra kết thúc mô- đun, môn học, thi, kiểm tra kết thúc khóa học được đánh giá ở mức tốt.
2.6.2. Hạn chế
Từ những đánh giá qua khảo sát cho thấy quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng còn những nội dung chưa thực hiện tốt trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá.
- Công tác xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT chưa làm tốt việc khảo sát, xác định nhu cầu học nghề, chưa làm tốt việc tổ chức tư vấn, định hướng nghề, chưa xác định nghề đào tạo thật sự cần thiết và đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như việc xác định đội ngũ giáo viên, người dạy nghề trong khi một số nghề đào tạo Trung tâm không có giáo viên, kinh phí tổ chức còn phụ thuộc vào nguồn vốn của tỉnh và trung ương.
- Việc tổ chức hoạt động ĐTN chưa làm tốt công tác phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lí.
- Chưa làm tốt công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch giảng dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, việc theo dõi chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên và chỉ đạo quản lý quá trình học tập.
- Công tác kiểm tra, đánh giá chưa làm tốt tổ chức xây dựng các tiêu chí để đánh giá giờ dạy của giáo viên, tổ chức kiểm tra hồ sơ lên lớp của giáo viên và kiểm tra đầu khóa học, kiểm tra việc thực hiện nội quy, nề nếp lớp học đối với học viên.
2.6.3. Nguyên nhân
- Nhận thức của CBQL, giáo viên và học viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX về tầm quan trọng của hoạt động và quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT chưa tốt, còn chủ quan trông chờ vào sự quản lí, chỉ đạo của cấp trên, tổ chức đào tạo theo chỉ tiêu. - Đội ngũ giáo viên dạy nghề cơ hữu ở các Trung tâm GDNN-GDTX chưa đảm bảo và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động.
- Danh mục đào tạo nghề do Sở LĐ-TB&XH tham mưu UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành và thay đổi theo từng năm nên giáo viên dạy nghề ở các Trung tâm GDNN-GDTX đôi lúc thừa nghề này nhưng thiếu nghề khác. Và việc xác định nghề đào tạo do UBND tỉnh ban hành nên có một số nghề không phù hợp với địa phương và nhu cầu của các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
- Kinh phí cấp chưa kịp thời nên ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch, không mở được một số lớp theo nhu cầu của doanh nghiệp và các lớp ĐTN nghề nông nghiệp theo mùa vụ.
- Trang thiết bị dạy nghề ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng đa số được trang bị từ những năm 2011-2013, khai thác sử dụng kém hiệu quả, không phù hợp với ngành nghề đang đào tạo, có những trang thiết bị chưa dùng để dạy nghề nhưng đã lỗi thời, hết giá trị sử dụng ... nhưng phải lưu kho, kiểm kê, duy tu, bảo dưỡng hàng năm. Trong khi đó, các nghề đang dạy không có trang thiết bị dạy, thực hành, không có kinh phí thuê trang thiết bị, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- Các lớp ĐTN cho LĐNT hiện nay tại các Trung tâm GDNN-GDTX đa số được mở tại địa phương (các khóm, ấp, xã, phường) nên các phòng chức năng không sử dụng được ...
Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng đã đạt được kết quả nhất định góp phần giúp cho người LĐNT địa phương có điều kiện học nghề, tự tạo việc làm (làm móng, sửa xe, chăn nuôi, trồng trọt ...) tăng thu nhập, có cơ hội tìm việc làm, tham gia xuất khẩu lao động hoặc làm cơ sở để tiếp tục học nâng cao tay nghề. Tuy nhiên, việc quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng hiện nay vẫn thực hiện chưa tốt ở một số nội dung về quản lí xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động.
Vì thế, những kết quả nghiên cứu về thực trạng nêu trên sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC
NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG