Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 117 - 120)

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.2.6. Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu

dụng lao động

Mục tiêu của biện pháp

Nhằm thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa Trung tâm với các cơ sở sản xuất. Xây dựng mối quan hệ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, hai bên cùng có lợi, một bên tạo tiền đề cho bên kia phát triển. Đây là giải pháp quan trọng để tiến tới ĐTN theo yêu cầu, theo đơn đặt hàng và thông qua các hợp đồng ĐTN, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN trong cơ chế thị trường cạnh tranh và hội nhập. Đồng thời, giải quyết được việc làm sau ĐTN.

Sự liên kết giữa Trung tâm và các cơ sở sản xuất mang lại các lợi ích sau: - Với trung tâm

+ Về cơ sở vật chất: Có thể sử dụng được các thiết bị sản xuất thực tế mà Trung tâm chưa thể có để cho học viên thực hành, giảm chi phí đầu tư trang thiết bị vẫn có thể đào tạo được ngành nghề theo nhu cầu.

+ Về đội ngũ giáo viên: Trung tâm có thể sử dụng và giáo viên Trung tâm cũng có thể trao đổi được những người có chuyên môn tốt trong sản xuất, những người thường xuyên được tiếp cận với những kỹ thuật và công nghệ mới, những người có thành thạo về kỹ năng nghề nghiệp để nâng cao chất lượng ĐTN. Giải quyết được khó khăn về việc thiếu giáo viên cơ hữu dạy nghề.

+ Trung tâm, giáo viên kịp thời và thường xuyên cập nhật, bổ sung và cải tiến được mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất.

- Với cơ sở sản xuất

+ Có nhiều cơ hội để tuyển dụng những học viên giỏi, có năng lực thực tế phù hợp với yêu cầu của từng vị trí lao động cơ sở sản xuất.

+ Trong quá trình đào tạo tại cơ sở, cơ sở sẽ có thêm một lực lượng lao đông phụ, tiền công rẻ để thực hiện những nhiệm vụ sản xuất phù hợp.

Nội dung của biện pháp

Trên cơ sở khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu đào tạo, Trung tâm cần chủ động phối hợp, liên kết với với cơ sở sản xuất để từ đó tham mưu đưa nghề đào tạo theo nhu cầu của cơ sở sản xuất vào danh mục đào tạo nghề để cùng nhau nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN. Nội dung xây dựng mối quan hệ:

+ Xây dựng và tổ chức, thực hiện kế hoạch ĐTN đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất của thị trường lao động, của cơ sở sản xuất.

+ Mời đại diện của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có liên quan tham gia vào việc xây dựng nội dung chương trình, giáo trình ĐTN của Trung tâm.

+ Phối hợp với cơ sở sản xuất để tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, gắn học tập với thực tiễn sản xuất, dịch vụ.

+ Phối hợp với doanh nghiệp tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề, gắn ĐTN với thực tiễn sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

+ Phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

Cách thức thực hiện biện pháp

Việc liên kết với các cơ sở sản xuất được xây dựng trong kế hoạch hoạt động hàng năm của Trung tâm. Các lĩnh vực liên kết bao gồm: Trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo, để ĐTN đáp ứng được nhu cầu, Trung tâm và các cơ sở sản xuất cần có sự trao đổi thông tin hàng năm cũng như từng kế hoạch phát triển của Trung tâm. Trên cơ sở đó Trung tâm lập kế hoạch tuyển sinh và ĐTN các khóa học theo các nghề phù hợp, đồng thời các cơ sở sản xuất có cơ hội tìm được người lao động đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất của mình.

Phân công Tổ ĐTN thực hiện công tác tuyển sinh và Tổ Liên kết đào tạo - Giới thiệu việc làm tổ chức thực hiện việc liên kết của Trung tâm với các cơ sở sản xuất theo các lĩnh vực liên kết. Cử giáo viên khảo sát, theo dõi để nắm tình hình hoạt động, phát triển của các cơ sở sản xuất theo địa bàn. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chặt chẽ hợp đồng liên kết.

Hàng năm, tổ chức Hội nghị tổng kết có sự tham gia của các cơ sở sản xuất kinh doanh để các cơ sở sản xuất tham gia, đóng góp ý kiến với Trung tâm trong

công tác ĐTN. Đồng thời các cơ sở sản xuất giới thiệu về đơn vị và làm rõ các số liệu, thông tin về nhu cầu nhân lực, khả năng đóng góp của đơn vị trong quan hệ hợp tác với Trung tâm.

Tổ chức ký kết hợp đồng liên kết giữa Trung tâm và các cơ sở sản xuất theo các lĩnh vực liên kết (qui định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên).

Trung tâm cần chủ động trong việc tìm và liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, thành lập tổ mạng lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin về tình hình hoạt động, phát triển và nhu cầu lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Việc tổ chức thực tập cho học viên nâng cao tay nghề và thực tập sản xuất các Trung tâm cần chủ động phối hợp với các cơ sở sản xuất bố trí linh hoạt về thời gian, để đáp ứng nhu cầu và phục vụ sản xuất của các cơ sở sản xuất.

Trung tâm cần có kế hoạch theo dõi kiểm tra chặt chẽ quá trình thực hiện hợp đồng liên kết. Hàng tháng, Ban giám đốc Trung tâm nên dành thời gian để nắm bắt, đánh giá lại tình hình thực hiện việc liên kết với các cơ sở sản xuất về những việc đã làm được, những khó khăn, tồn tại. Từ đó, kịp thời phối hợp với cơ sở sản xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đưa hoạt động liên kết ổn định và cùng nhau phát triển.

Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL Trung tâm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải có nhận thức đúng đắn về việc xây dựng mối quan hệ trong hoạt động liên kết. Như chúng ta biết nhận thức là cơ sở của hành động, có nhận thức đúng thì mới có hành động đúng đây là sự sống còn, sự phát triển của các bên liên kết trong cơ chế thị trường cạnh tranh và hội nhập.

Các bên liên kết với nhau phải trên tinh thần tự nguyện và cần có những chính sách và cơ chế thích hợp để thừa nhận và hỗ trợ cho mối quan hệ này phát triển. Mối quan hệ này cần được cụ thể hóa bằng những văn bản pháp qui, không thể tùy tiện theo cảm tính cá nhân của lãnh đạo Trung tâm và cơ sở sản xuất theo cơ chế xin - cho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)