Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 125)

Các biện pháp quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT được đề xuất trên đây xem như là các gợi ý cho công tác quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quản lí, người quản lí cần xem xét, sử dụng kết hợp các biện pháp, vì trên thực tế không có biện pháp nào là tối ưu, biện pháp nào cũng có ưu điểm và hạn chế riêng. Việc đề cao hay lạm dụng quá mức một biện pháp nào đó điều dẫn đến hiệu quản quản lí không cao. Mỗi biện pháp điều có mối liên hệ và tác động qua lại tạo thành một thể thống nhất tác động đến đối tượng quản lí. Cụ thể, sự tác động ảnh hưởng như sau:

+ Biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn có ý nghĩa lớn trong quản lí hoạt động ĐTN. Biện pháp tác động vào nhận thức mang tính định

hướng cơ bản, giúp các cá nhân xác định được vai trò, nhiệm vụ cụ thể của mình trong từng hoạt động liên quan. Khi phối hợp với các nhóm biện pháp còn lại sẽ giúp cho hoạt động ĐTN đạt hiệu quả.

+ Nhóm biện pháp thực hiện các chức năng quản lí phối hợp với biện pháp tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động và xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các Trung tâm GDNN- GDTX sẽ giúp cho quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT đạt được mục tiêu đề ra và mang lại hiệu quả cao.

Từ đó, cho thấy rằng muốn công tác quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT thật sự có hiệu quả, đòi hỏi người quản lí phải biết phối hợp linh hoạt, mềm dẻo giữa các nhóm biện pháp, mà người quản lí phải biết phát huy các ưu điểm và hạn chế những khuyết điểm của các biện pháp để hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng đạt hiệu quả cao nhất.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng, phương pháp khảo nghiệm

- Mục đích khảo nghiệm: Việc khảo nghiệm được thực hiện nhằm thu thập thông tin đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT đã đề xuất. Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp, khẳng định thêm về sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

- Nội dung khảo nghiệm: Tập trung vào vấn đề các biện pháp được đề xuất

có thật sự cần thiết và có khả thi trong việc quản lí ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng không?

- Đối tượng khảo nghiệm: Chủ yếu là CBQL bao gồm: Lãnh đạo và công chức phụ trách công tác ĐTN của Phòng LĐ-TB&XH, Ban giám đốc và giáo viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng.

- Phương pháp khảo nghiệm

- Dùng phiếu hỏi và tiến hành thăm dò ý kiến CBQL, Công chức Phòng LĐ- TB&XH (14 người) và CBQL (14 người), giáo viên (42 người) ở các Trung tâm GDNN-GDTX (Phụ lục 3).

- Thu thập phiếu hỏi và dùng phần mềm SPSS 20.0 (Statistical Package For The Social Sciences) để xử lý số liệu.

- Quy ước xử lý số liệu:

+ Mức 1: Điểm trung bình của thang đo từ 1,0 đến 1,75 đạt mức độ Không cần thiết/Không khả thi.

+ Mức 2: Điểm trung bình của thang đo từ 1,76 đến 2,5 đạt mức độ Ít cần thiết /Ít khả thi.

+ Mức 3: Điểm trung bình của thang đo từ 2,51 đến 3,25 đạt mức độ Cần thiết

/Khả thi.

+ Mức 4: Điểm trung bình của thang đo từ 3,26 đến 4,0 đạt mức độ Rất cần thiết /Rất khả thi.

Mỗi khoảng điểm được tính bằng công thức: (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu)/Khoảng đánh giá. (4 – 1)/4 = 0,75.

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các Trung tâm GDNN - GDTX, tỉnh Sóc Trăng được ghi nhận ở bảng 3.1

Bảng 3.1. Ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN - GDTX

TT Nội dung N Mức độ cần thiết (%) ĐTB ĐLC

4 3 2 1

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

70 80,0 20,0 0 0 3,80 0,40

2

Kế hoạch hóa hoạt động ĐTN cho LĐNT tập trung ở các nội dung xác định nhu cầu học nghề, nghề đào tạo, đội ngũ giảng dạy và nguồn kinh phí tổ chức

TT Nội dung N Mức độ cần thiết (%) ĐTB ĐLC

4 3 2 1

3

Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT

70 52,9 37,1 10,0 0 3,43 0,67

4

Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT

70 67,14 31,43 1,43 0 3,66 0,51

5 Đổi mới kiểm tra đánh giá

hoạt động ĐTN cho LĐNT 70 62,9 37,1 0 0 3,63 0,49

6

Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động

70 67,1 32,9 0 0 3,67 0,47

7

Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện

70 55,71 42,86 1,43 0 3,54 0,53

ĐTB Chung 3,63

Lưu ý: Các mức độ cần thiết: 1: Không cần thiết; 2: Ít cần thiết; 3: Cần thiết; 4:

Rất cần thiết. N là số lượng khảo sát.

Từ kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.1, cho thấy:

- Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” với ĐTB 3,80 và ĐLC là 0,40. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” chiếm 80% số người được khảo sát và ý kiến cho rằng biện pháp này là “Cần thiết” chiếm 20% số người được khảo sát, không có ý kiến nào cho rằng biện pháp này là “Không cần thiết” và “Ít cần thiết”.

- Biện pháp 2 “Kế hoạch hóa hoạt động ĐTN cho LĐNT tập trung ở các nội dung xác định nhu cầu học nghề, nghề đào tạo, đội ngũ giảng dạy và nguồn kinh phí tổ chức”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” với

ĐTB 3,67 và ĐLC là 0,47. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” chiếm 67,1% số người được khảo sát và ý kiến cho rằng biện pháp này là “Cần thiết” chiếm 32,9% số người được khảo sát, không có ý kiến nào cho rằng biện pháp này là “Không cần thiết” và “Ít cần thiết”.

- Biện pháp 3 “Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” với ĐTB 3,43 và ĐLC là 0,67. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” chiếm 52,9% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Cần thiết” chiếm 37,1% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít cần thiết” chiếm 10% số người được khảo sát và không có ý kiến nào cho rằng biện pháp này là “Không cần thiết”.

- Biện pháp 4 “Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” với ĐTB 3,66 và ĐLC là 0,51. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” chiếm 67,14% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Cần thiết” chiếm 31,43% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít cần thiết” chiếm 1,43% số người được khảo sát và không có ý kiến nào cho rằng biện pháp này là “Không cần thiết”.

- Biện pháp 5 “Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động ĐTN cho LĐNT”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” với ĐTB 3,63 và ĐLC là 0,49. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” chiếm 62,9% số người được khảo sát và ý kiến cho rằng biện pháp này là “Cần thiết” chiếm 37,1% số người được khảo sát, không có ý kiến nào cho rằng biện pháp này là “Không cần thiết” và “Ít cần thiết”.

- Biện pháp 6 “Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” với ĐTB 3,67 và ĐLC là 0,47. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” chiếm 67,1% số người được khảo sát và ý kiến cho rằng biện pháp này là “Cần thiết” chiếm 32,9% số người được khảo sát, không có ý kiến nào cho rằng biện pháp này là “Không cần thiết” và “Ít cần thiết”.

- Biện pháp 7 “Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” với ĐTB 3,54 và ĐLC là 0,53. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất cần thiết” chiếm 55,71% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Cần thiết” chiếm 42,86% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít cần thiết” chiếm 1,43% số người được khảo sát và không có ý kiến nào cho rằng biện pháp này là “Không cần thiết”.

Tóm lại, qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 7 giải pháp đề xuất được CBQL và giáo viên đánh giá là “Rất cần thiết” với điểm trung bình chung là 3,63.

Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các Trung tâm GDNN - GDTX, tỉnh Sóc Trăng được ghi nhận ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Ý kiến của CBQL và giáo viên về mức độ khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN - GDTX

TT Nội dung N Mức độ cần thiết (%) ĐTB ĐLC

4 3 2 1

1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

70 34,28 61,43 1,43 2,86 3,27 0,64

2

Kế hoạch hóa hoạt động ĐTN cho LĐNT tập trung ở các nội dung xác định nhu cầu học nghề, nghề đào tạo, đội ngũ giảng dạy và nguồn kinh phí tổ chức.

TT Nội dung N Mức độ cần thiết (%) ĐTB ĐLC

3

Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT

70 32,85 50 14,29 2,86 3,13 0,76

4

Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT

70 47,15 47,15 5,7 0 3,41 0,60

5 Đổi mới kiểm tra đánh giá

hoạt động ĐTN cho LĐNT 70 41,43 52,85 2,86 2,86 3,33 0,68

6

Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động

70 54,3 45,7 0 0 3,54 0,50

7

Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các Trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện

70 32,85 64,29 2,86 0 3,30 0,52

ĐTB Chung 3,33

Lưu ý: Các mức độ khả thi: 1: Không khả thi; 2: Ít khả thi; 3: Khả thi; 4: Rất

khả thi. N là số lượng khảo sát

Từ kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2, cho thấy:

- Biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” với ĐTB 3,27 và ĐLC là 0,64. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” chiếm 34,28% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Khả thi” chiếm 61,43% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít khả thi” chiếm 1,43% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Không khả thi” chiếm 2,86% số người được khảo sát.

- Biện pháp 2 “Kế hoạch hóa hoạt động ĐTN cho LĐNT tập trung ở các nội dung xác định nhu cầu học nghề, nghề đào tạo, đội ngũ giảng dạy và nguồn kinh phí tổ chức”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” với ĐTB 3,31 và ĐLC là 0,71. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” chiếm 42,86% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Khả thi” chiếm 48,57% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít khả thi” chiếm 5,71% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Không khả thi” chiếm 2,86% số người được khảo sát.

- Biện pháp 3 “Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Khả thi” với ĐTB 3,13 và ĐLC là 0,76. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” chiếm 32,85% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Khả thi” chiếm 50,0% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít khả thi” chiếm 14,29% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Không khả thi” chiếm 2,86% số người được khảo sát.

- Biện pháp 4 “Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” với ĐTB 3,41 và ĐLC là 0,60. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” chiếm 47,15% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Khả thi” chiếm 47,15% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít khả thi” chiếm 5,7% số người được khảo sát, không có ý kiến cho rằng biện pháp này là “Không khả thi”.

- Biện pháp 5 “Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động ĐTN cho LĐNT”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” với ĐTB 3,33 và ĐLC là 0,68. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” chiếm 41,43% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Khả thi” chiếm 52,85% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít khả thi” chiếm 2,86% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Không khả thi” chiếm 2,86% số người được khảo sát.

- Biện pháp 6 “Tăng cường liên kết với các cơ sở sản xuất, gắn đào tạo với yêu cầu sử dụng lao động”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” với ĐTB 3,54 và ĐLC là 0,50. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” chiếm 54,3% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Khả thi” chiếm 45,7% số người được khảo sát, không có ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít khả thi” và “Không khả thi”.

- Biện pháp 7 “Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện”. Kết quả CBQL, giáo viên đều cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” với ĐTB 3,30 và ĐLC là 0,52. Trong đó, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Rất khả thi” chiếm 32,85% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Khả thi” chiếm 64,29% số người được khảo sát, ý kiến cho rằng biện pháp này là “Ít khả thi” chiếm 2,86% số người được khảo sát, không có ý kiến cho rằng biện pháp này là “Không khả thi”.

Tóm lại, qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 7 giải pháp đề xuất được CBQL và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)