Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 47 - 49)

- Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cơ sở ĐTN

Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhất là với đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu xã hội, đòi hỏi có đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo nghề phải có đủ năng lực đáp ứng nhiệm vụ trong bối cảnh mới. Đội ngũ cán bộ quản lý cần phải có tính chuyên nghiệp trong việc thực thi công vụ, khả năng tham mưu, xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và đặc biệt là trong việc ứng dụng triển khai các phương pháp quản lý đào tạo nghề theo xu thế phát triển của thời đại.

- Năng lực chuyên môn của giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn

Năng lực chuyên môn của giáo viên ĐTN góp phần quyết định hiệu quả trong ĐTN cho LĐNT. Vì thế, Giáo viên dạy nghề phải thường xuyên tìm tòi, tự học và học hỏi ở đồng nghiệp để có thể tham mưu biên soạn chương trình, giáo trình, thiết kế giáo án hợp lý, sát với nhu cầu đào tạo, sát với nghề đào tạo để học viên có thể nắm vững được nghề sau khi tốt nghiệp, phải luôn cập nhật các phương pháp dạy nghề khác nhau để phát huy được năng lực, tính chủ động và tính tích cực của mỗi cá nhân.

Ngoài ra, còn có các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐTN đặc biệt cho đối tượng là LĐNT như: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, trình độ tổ chức cuộc sống, các yếu tố về tâm lý tập quán, trình độ sức khỏe, phẩm chất đạo đức, trình độ và ý thức pháp luật của LĐNT và cơ hội việc làm sau đào tạo, thông tin thị trường lao động.

Tiểu kết chương 1

Đào tạo nghề cho LĐNT là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được triển khai trên phạm vi cả nước, công tác này bước đầu đã mang lại hiệu quả đáng kể, tạo điều kiện giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Để thực hiện có hiệu quả công tác ĐTN cho LĐNT thì việc quản lí hoạt động này là rất cần thiết và phải tuân theo các quy định chung.

Vì thế, nội dung chương 1 tập trung khai quát một số khái niệm liên quan đến quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT. Đồng thời nghiên cứu, phân tích một số lí luận về hoạt động ĐTN cho lao động nông thôn như: mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện, kiểm tra, kiểm tra đánh giá, môi trường ĐTN cho LĐNT và lí luận về quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT như: xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động. Ngoài ra, trong nội dung chương 1 cũng nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT tại Trung tâm GDNN – GDTX cấp huyện, trong đó, có các yếu tố khách quan như: Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương; Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề; Cơ sở vật chất và thiết bị và tài chính đầu tư cho đào tạo nghề và các yếu tố chủ quan như: Năng lực quản lý của cán bộ quản lý cơ sở ĐTN, Năng lực chuyên môn của giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn.

Những nội dung phân tích ở chương 1 là cơ sở lí luận cho việc thực hiện khảo sát thực trạng quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các trung tâm GDNN – GDTX, tỉnh Sóc Trăng. Từ đó, đề xuất các giải pháp quản lí có hiệu quả, đạt được mục tiêu hoạt động ĐTN cho LĐNT trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN,

TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)