3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
3.2.4. Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT
Mục tiêu của biện pháp
Qua kết quả khảo sát thực trạng, cho thấy mức độ đạt được của việc chỉ đạo hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng cơ bản thực hiện ở mức độ “Khá”. Trong đó, việc chỉ đạo quản lí quá trình học tập và việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, việc theo dõi chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên được đánh giá thấp hơn nội dung còn lại.
Do đó, các biện pháp đưa ra nhằm giúp đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo cho học viên có động cơ học tập đúng đắn, quyết tâm học nghề, không ngại khó, kiên trì thực hành kỹ năng, trau rồi kiến thức ngành nghề. Tổ chức tốt cho học viên học tập trên lớp, tự học theo nhóm và cá nhân, đồng thời tham gia các hoạt động, sinh hoạt tập thể một cách có tổ chức, lành mạnh. Làm cho hoạt động học của học viên mang tính tự giác, tích cực học hỏi; tổ chức các hoạt động học bằng nhiều hình thức, thu hút được nhiều học viên tham gia... góp phần nâng cao chất lượng ĐTN của Trung tâm. Thực hiện phân cấp quản lý, phát huy trách nhiệm và quyền hạn của đội
ngũ CBQL các nghề, giáo viên phụ trách quản lí các lớp, giáo viên chủ nhiệm, ban cán sự lớp trong công tác quản lý hoạt động học của học viên trong quá trình học tập. Thực hiện đầy đủ các loại sổ và hướng dẫn giáo viên thực hiện các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định. Từ đó, giúp cho việc theo dõi đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giảng dạy được tốt hơn.
Nội dung của biện pháp
Thực hiện tốt kiểm tra đầu khóa học. Theo dõi, tìm hiểu để nắm tình hình học viên, nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi nhận thức nghề nghiệp nói chung và của từng học viên. Từ đó thúc đẩy, khuyến khích học viên phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực phấn đấu vươn lên, đạt kết quả học tập, rèn luyện ngày càng cao. Xây dựng và hướng dẫn, tổ chức học viên tự học và thực hành theo cá nhân và theo nhóm. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra nền nếp tự học của học viên. Tổ chức những buổi trao đổi, phổ biến kinh nghiệm tự học.
Thực hiện và hướng dẫn giáo viên thực hiện các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định như: Lập sổ theo dõi tiến độ đào tạo, Kế hoạch giáo viên, Sổ lên lớp, Sổ tay giáo viên, Sổ giáo án tích hợp, kế hoạch đào tạo, Sổ cấp chứng chỉ, Sổ quản lí học viên.
Cách thức thực hiện biện pháp
- Lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học viên:
Tổ chức điều tra đặc điểm từng ngành nghề, đặc thù phần học để lập kế hoạch quản lý hoạt động dạy - học. Tổ chức phân nhóm độ tuổi, trình độ theo mỗi lớp học để các hoạt động học được thuận lợi. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập của học viên trong trung tâm, như: Công tác quản lý việc học tập ở lớp, ở xưởng thực hành. Quản lý việc tổ chức học viên tự học, tự thực hành theo cá nhân và theo nhóm. Sự giám sát của đội ngũ CBQL, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên trực tiếp giảng dạy với hoạt động học tập của học viên... Từ đó xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động học của học viên, cụ thể:
Tổ Đào tạo nghề căn cứ các văn bản qui định của cấp trên, soạn thảo các văn bản qui định về công tác tổ chức, quản lý hoạt động học, tự học của học viên thông qua Ban giám đốc vào đầu năm để Giám đốc ra quyết định ban hành.
Các tổ, giáo viên chủ nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch tổ chức, thực hiện.
Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí), thời gian, phương pháp tiến hành.
Ban hành quy định về hướng dẫn thực hiện các loại hồ sơ sổ sách cho các Tổ chuyên môn có liên quan đến quản lí, chỉ đạo công tác ĐTN cũng như hồ sơ sổ sách của giáo viên.
- Tổ chức quán triệt đến toàn bộ CBQL, giáo viên, công nhân viên và học viên của Trung tâm về tầm quan trọng của công tác quản lý đào tạo và đổi mới phương pháp dạy học cũng như quản lý hoạt động học của học viên, qua đó xác định nhiệm vụ cụ thể mà mỗi bộ phận, cá nhân phải làm để thực hiện tốt công tác này.
Chỉ đạo Tổ ĐTN phối hợp với giáo viên, với địa phương có cơ chế khuyến khích khen thưởng động viên đối với học viên có thành tích học tập xuất sắc. Trên cơ sở đó, hướng dẫn, giúp đỡ từng học viên tiếp tục phấn đấu học tập, rèn luyện để đạt được mục tiêu học nghề.
Kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của ban cán sự lớp trong công tác quản lý hoạt động học, đặc biệt là tự học, tự rèn, tự thực hành. Qui định rõ ràng về trách nhiệm và quyền lợi của đội ngũ ban cán sự lớp. Tạo điều kiện thuận lợi cho học viên phát huy nội lực, năng lực tự học, tự rèn, tự thực hành. Tổ chức học viên theo nhóm, tích cực tự học hỏi thảo luận, chia sẻ kinh nhiệm cá nhân về ngành nghề đang học. Cho học viên tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tham quan các cơ sở sản xuất theo nghề đào tạo
- Hướng dẫn việc triển khai thực hiện các qui định của cấp trên và Trung tâm về công tác quản lý hoạt động dạy - học và việc thực hiện các loại hồ sơ sổ sách đến các bộ phận và cá nhân trong Trung tâm, theo dõi để nắm bắt và kịp thời xử lý những thông tin để bổ sung hoặc sửa đổi các qui định (trong phạm vi của Trung tâm) phù hợp và hiệu quả. Chỉ đạo giáo viên trực tiếp giảng dạy kết hợp giáo viên quản lý lớp
tổ chức và quản lý tốt học viên trong giờ lên lớp, giao các bài tập thực hành nhóm cho học viên tự làm, tăng cường giám sát, kiểm tra; đổi mới nội dung sinh hoạt lớp, phương pháp quản lý theo hướng phát huy năng lực tự học, tự đào tạo của học viên. Theo dõi, chỉ đạo công tác kiểm tra việc thực hiện các qui định về công tác tổ chức, quản lý hoạt động học của các nhóm, các cá nhân, bộ phận trong Trung tâm.
- Ban Giám đốc Trung tâm chỉ đạo Tổ ĐTN tiến hành kiểm tra thường xuyên, định kỳ việc thực hiện nội qui, qui chế đào tạo, các qui định về quản lý hoạt động học của cá nhân và việc thực hiện hồ sơ sổ sách, kế hoạch giảng dạy của giáo viên và các bộ phận trong Trung tâm. Tổng hợp, đánh giá những mặt được, mặt còn tồn tại đưa ra hội đồng thảo luận, tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục tồn tại. Tổ chức dự giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm, của cán bộ quản lý lớp và tự quản của ban cán sự lớp. Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá công tác quản lý học của học viên hàng năm vào cuối năm, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm, biện pháp khắc phục tồn tại cho năm sau.
Điều kiện thực hiện biện pháp
CBQL Trung tâm phải thật sự quan tâm đến chỉ đạo thực hiện hoạt động ĐTN cho LĐNT. Đầu tư, trang bị đủ điều kiện cơ sở vật chất, phân nhóm dựa vào điều kiện cụ thể mỗi lớp học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tự học của học viên.
Thành lập bộ phận chuyên phụ trách công tác quản lí theo dõi, việc thực hiện hoạt động dạy và học của giáo viên và học viên bao gồm các lớp mở tại địa phương.