2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các Trung
2.3.4. Thực trạng về phương pháp, hình thức, phương tiện đào tạo nghề
lao động nông thôn
- Kết quả đánh giá về mức độ đạt được của phương pháp ĐTN cho LĐNT được ghi nhận ở bảng 2.9
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ đạt được của phương pháp ĐTN cho LĐNT TT Nội dung TT Nội dung Đối tượng P CBQL, GV Học viên ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Nhóm phương pháp truyền đạt bằng lời 4,26 0,70 3 4,03 0,73 3 0,032 2 Nhóm phương pháp trực quan 4,21 0,72 4 4,60 0,59 1 0,000 3 Nhóm phương pháp dạy thực hành 4,47 0,70 1 4,03 0,65 3 0,000 4 Nhóm phương pháp kiểm
tra đánh giá kết quả 4,34 0,76 2 4,40 0,60 2 0,567
ĐTB chung 4,32 4,27
Từ kết quả bảng 2.9 nhận thấy:
Mục 1 khảo sát nội dung “Nhóm phương pháp truyền đạt bằng lời”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,032 < 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,26, học viên là 4,03. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,70 gần bằng ĐLC của học viên là 0,73, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên gần tương đương ở đối tượng học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL và giáo viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0” và của nhóm đối tượng học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Nhóm phương pháp truyền đạt bằng lời” của đối tượng CBQL và giáo viên đánh giá ở mức “Tốt” và của đối tượng học viên đánh giá ở mức “Khá”.
Mục 2 khảo sát nội dung “Nhóm phương pháp trực quan”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,000 < 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,21, học viên là 4,60. ĐLC của CBQL và giáo
viên là 0,72 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,59, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên nhiều hơn so với đối tượng học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Nhóm phương pháp trực quan” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt”.
Mục 3 khảo sát nội dung “Nhóm phương pháp dạy thực hành”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,567 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,47, học viên là 4,03. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,70 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,65, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL và giáo viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0” và của nhóm đối tượng học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Nhóm phương pháp dạy thực hành” của đối tượng CBQL và giáo viên đánh giá ở mức “Tốt” và của đối tượng học viên đánh giá ở mức “Khá”.
Mục 4 khảo sát nội dung “Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,000 < 0,05).. Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,34, học viên là 4,40. Sự chênh lệch điểm số này không đáng kể, không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,76 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,60, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt” và đứng thứ 2 so với 4 nội dung khảo sát.
Nhìn chung, đánh giá về mức độ đạt được của phương pháp ĐTN cho LĐNT ở hai nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên đều ở mức “Tốt” với điểm trung bình chung lần lượt là 4,32 và 4,27. Tuy nhiên, ở từng nhóm phương pháp các nhóm
đối tượng có sự đánh giá khác nhau, trong đó có “Nhóm phương pháp truyền đạt bằng lời “ và “Nhóm phương pháp dạy thực hành” đối tượng CBQL, giáo viên đánh ở mức “Tốt” nhưng đối tượng học viên đánh giá ở mức “Khá”. Vì vậy, cần quan tâm đổi mới thực hiện tốt hơn 2 nhóm phương pháp trên.
- Kết quả đánh giá về mức độ đạt được của hình thức ĐTN cho LĐNT được ghi nhận ở bảng 2.10
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ đạt được của hình thức ĐTN cho LĐNT
TT Nội dung Đối tượng P CBQL, GV Học viên ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Dạy nghề 4,49 0,68 2 4,33 0,73 2 0,154 2 Truyền nghề 4,33 0,70 3 4,25 0,52 3 0,379 3 Đào tạo mới 4,24 0,70 4 4,25 0,47 3 0,932 4 Đào tạo lại 3,57 0,93 7 3,62 0,68 5 0,699 5 Bồi dưỡng nâng cao tay
nghề
3,81 0,86 5 3,87 0,53 4 0,604
6 Đào tạo dài hạn 3,69 0,73 6 3,49 0,65 6 0,060 7
Đào tạo ngắn hạn (Đào tạo sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng)
4,53 0,78 1 4,53 0,56 1 0,964
ĐTB chung 4,09 4,05
Từ kết quả bảng 2.10 nhận thấy:
Mục 1 khảo sát nội dung “Dạy nghề”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,154 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,49, học viên là 4,33. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,68 nhỏ hơn ĐLC của học viên là 0,73, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát ở nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”.
Như vậy, nội dung “Dạy nghề” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt”.
Mục 2 khảo sát nội dung “Truyền nghề”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,379 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,33, học viên là 4,25. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,70 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,52, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên lớn hơn so với đối tượng học viên học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Truyền nghề” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt”.
Mục 3 khảo sát nội dung “Đào tạo mới”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,932 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,24, học viên là 4,25. Sự chênh lệch điểm số này không đáng kể, không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,70 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,47, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên lớn hơn so với đối tượng học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Đào tạo mới” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt”.
Mục 4 khảo sát nội dung “Đào tạo lại”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,699 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 3,57, học viên là 3,62. Sự chênh lệch điểm số này không đáng kể, không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,93 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,68, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên lớn hơn so với đối tượng học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số
trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Đào tạo lại” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Khá”.
Mục 5 khảo sát nội dung “Bồi dưỡng nâng cao tay nghề”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,604 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 3,81, học viên là 3,87. Sự chênh lệch điểm số này không đáng kể, không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,86 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,53, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên lớn hơn so với đối tượng học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Bồi dưỡng nâng cao tay nghề” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Khá”.
Mục 6 khảo sát nội dung “Đào tạo dài hạn”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,060 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 3,69, học viên là 3,49. Sự chênh lệch điểm số này không đáng kể, không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,73 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,65, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên lớn hơn so với đối tượng học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Đào tạo dài hạn” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Khá”.
Mục 7 khảo sát nội dung “Đào tạo ngắn hạn (Đào tạo sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng)”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,964 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,53, học viên là 4,53. Không có sự chênh lệch điểm số nên không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,78 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,56, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm
trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Đào tạo ngắn hạn (Đào tạo sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng)” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt” và cao nhất so với các nội dung được khảo sát.
Tóm lại, đánh giá chung của CBQL, giáo viên và học viên đối với hình thức ĐTN cho LĐNT ở mức “Khá” với ĐTB chung lần lượt là 4,09 và 4,05. Tuy nhiên, ở từng hình thức đào tạo CBQL, giáo viên và học viên có đánh giá ở các mức độ khác nhau như hình thức: “Dạy nghề”, “Truyền nghề”, “Đào tạo mới” và “Đào tạo ngắn hạn (Đào tạo sơ cấp và thường xuyên dưới 3 tháng)” được đánh giá ở mức “Tốt”, đối với hình thức “Đào tạo lại”, “Bồi dưỡng nâng cao tay nghề”, “Đào tạo dài hạn” cả hai nhóm đối tượng đều đánh giá ở mức “Khá”, chứng tỏ các Trung tâm GDNN- GDTX cần quan tâm, chú trọng hơn các hình thức “Đào tạo lại”, “Bồi dưỡng nâng cao tay nghề”, “Đào tạo dài hạn”.
- Kết quả đánh giá về mức độ đạt được của phương tiện ĐTN cho LĐNT được ghi nhận ở bảng 2.11
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ đạt được của phương tiện ĐTN cho LĐNT
TT Nội dung Đối tượng P CBQL, GV Học viên ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Phòng học lý thuyết, xưởng (nơi) thực hành 3,73 0,59 4 3,97 0,67 3 0,015 2 Mức độ trang bị các phương tiện, thiết bị dạy học lý thuyết
3,91 0,88 3 3,67 0,71 4 0,036
3
Mức độ trang bị phương tiện, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ thực hành, thí nghiệm.
4,09 0,74 1 4,06 0,63 1 0,786
4
Chất lượng của các trang thiết bị thực hành, thí nghiệm
3,96 0,75 2 3,99 0,60 2 0,728
5 Điều kiện nơi ở, nghỉ cho giáo viên, học viên
3,67 0,61 5 3,48 0,55 5 0,023
Từ kết quả bảng 2.11 nhận thấy:
Mục 1 khảo sát nội dung “Phòng học lý thuyết, xưởng (nơi) thực hành”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,015 < 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 3,73, học viên là 3,97. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,59 nhỏ hơn ĐLC của học viên là 0,67, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát ở nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Phòng học lý thuyết, xưởng (nơi) thực hành” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Khá”.
Mục 2 khảo sát nội dung “Mức độ trang bị các phương tiện, thiết bị dạy học lý thuyết”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,036 < 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 3,91, học viên là 3,67. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,88 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,71, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát ở nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Mức độ trang bị các phương tiện, thiết bị dạy học lý thuyết” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Khá”.
Mục 3 khảo sát nội dung “Mức độ trang bị phương tiện, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ thực hành, thí nghiệm”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,786 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,09, học viên là 4,06. Sự chênh lệch điểm số này không đáng kể, không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,74 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,63, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát ở nhóm