Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Mục tiêu khảo sát của đề tài nhằm đánh giá được tình hình, thực trạng về hoạt động ĐTN cho LĐNT cũng như công tác quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN – GDTX, tỉnh Sóc Trăng.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN- GDTX, tỉnh Sóc Trăng.
- Thực trạng quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN- GDTX, tỉnh Sóc Trăng.
- Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động ĐTNT cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát các 2 nhóm đối tượng CBQL, GV (70 người) và học viên (120 người), trong đó, có 14 người là lãnh đạo, công chức phụ trách công tác ĐTN ở các Phòng LĐ-TB&XH; 14 người là Giám đốc, Phó Giám đốc ở các Trung tâm GDNN-GDTX; 42 giáo viên ở các Trung GDNN-GDTX (bao gồm giáo viên biên chế, giáo viên hợp đồng, giáo viên của các cơ sở sản xuất); 120 học viên ở các Trung GDNN-GDTX các huyện, thị xã được chọn khảo sát.
2.2.4. Công cụ khảo sát
Đề tài đã xây dựng 02 mẫu phiếu hỏi làm công cụ chính cho việc khảo sát: - Mẫu 1: Phiếu khảo sát về thực trạng Quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn dành cho CBQL, Công chức Phòng LĐ-TB&XH và CBQL, giáo viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX (Phụ lục 1), gồm 14 câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn có nhiều câu hỏi nhỏ.
- Mẫu 2: Phiếu khảo sát về thực trạng Quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn dành cho học viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX (Phụ lục 2), gồm 14 câu hỏi lớn, trong mỗi câu hỏi lớn có nhiều câu hỏi nhỏ.
2.2.5. Phương pháp khảo sát
- Dùng phiếu hỏi và tiến hành thăm dò ý kiến CBQL, Công chức Phòng LĐ- TB&XH và CBQL, giáo viên, học viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX.
- Thu thập phiếu hỏi và dùng phần mềm SPSS 20.0 (Statistical Package For The Social Sciences) để xử lý số liệu.
- Quy ước xử lý số liệu:
+ Mức 1: Điểm trung bình của thang đo từ 1,0 đến 1,8 đạt mức độ kém/Không quan trọng/Không ảnh hưởng.
+ Mức 2: Điểm trung bình của thang đo từ 1,81 đến 2,6 đạt mức độ yếu/Ít quan trọng/Ít ảnh hưởng.
+ Mức 3: Điểm trung bình của thang đo từ 2,61 đến 3,4 đạt mức độ trung bình/Bình thường.
+ Mức 4: Điểm trung bình của thang đo từ 3,41 đến 4,2 đạt mức độ khá/Quan trọng/Ảnh hưởng.
+ Mức 5: Điểm trung bình của thang đo từ 4,21 đến 5,0 đạt mức độ tốt/Rất quan trọng/Rất ảnh hưởng.
Mỗi khoảng điểm được tính bằng công thức: (Điểm tối đa – Điểm tối thiểu)/Khoảng đánh giá. (5 – 1)/5 = 0,8.