3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về tầm
quan trọng của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng đắn từ lí luận đến thực tiễn thì hành động mới đem lại hiệu quả cao, như mong muốn. Vì vậy, các biện pháp đưa ra nhằm giúp cho CBQL, giáo viên và học viên nhận thức đầy đủ, một cách toàn diện về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động và quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT. Từ đó, giúp học hiểu rõ hơn và có giải pháp hành động để nâng cao vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng.
Nội dung của biện pháp
Phổ biến, quán triệt cho CBQL, giáo viên và học viên về quan điểm, mục tiêu ĐTN cho LĐNT của Đảng và Nhà nước.
Tuyên truyền cho CBQL, giáo viên nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTN cho LĐNT. Đặc biệt là nắm rõ đối tượng, các chế độ chính sách, các giải pháp và các hoạt động chủ yếu của ĐTN cho LĐNT.
Tổ chức giúp cho CBQL, giáo viên và học viên hiểu rõ các thông tin và lợi ích của ĐTN và việc tham gia học nghề.
Cách thức thực hiện biện pháp
- Đối với CBQL của Trung tâm:
CBQL phải là “đầu tàu” chủ động nghiên cứu và nắm vững quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về ĐTN cho LĐNT, hiểu rõ các nội dung liên quan đến hoạt động ĐTN cho LĐNT. Đồng thời, cần phải thường xuyên cập nhật tình hình trong nước những tác động của nó đối với hoạt động ĐTN, phải có kiến thức về nghề nghiệp, tìm hiểu về thị trường, nhu cầu lao động … Từ đó, tổ chức tuyên truyền đến giáo viên và học viên thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phối hợp với Đài phát thanh địa phương đưa các bản tin về hoạt động ĐTN, thông qua cổng thông tin của Trung tâm, thông qua các buổi sinh hoạt, hội nghị chuyên đề và các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách liên quan đến hoạt động ĐTN cho LĐNT đối với giáo viên và học viên.
- Đối với giáo viên:
Phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, thường xuyên cập nhật những thông tin mới, bổ ích liên quan đến hoạt động giảng dạy, hoạt động ĐTN.
Tích cực tham gia các buổi sinh hoạt, hội nghị chuyên đề, các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ để có điều kiện nắm rõ, đầy đủ hơn về hoạt động ĐTN cho LĐNT. Từ đó, có thông tin chính xác đến đối tượng học viên trong quá trình giảng dạy.
- Đối với học viên: Cần xác định được học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của của họ nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, cần phải có các điều kiện sau:
- Cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các xã, phường trong hoạt động ĐTN cho LĐNT.
- Trung tâm cần nghiên cứu và cung cấp đầy đủ các văn bản liên quan đến hoạt động ĐTN nói chung và hoạt động ĐTN cho LĐNT nói riêng đến CBQL, giáo viên và học viên.
- Hàng năm, Trung tâm cần xây dựng kế hoạch tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của hoạt động ĐTN cho LĐNT, cũng như kế hoạch về tổ chức các chuyên đề, hội nghị về lĩnh vực ĐTN để từ đó góp phần nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên và học viên.
- Trung tâm cần phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho CBQL, giáo viên thực hiện các hoạt động chuyên môn, hoạt động tuyên truyền.