1.4. Lí luận về quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới thái độ, hành vi của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao (Nguyễn Đức Thu, 2017).
Chỉ đạo là chức năng thứ ba trong quá trình quản lý giáo dục, nó có vai trò cùng với chức năng tổ chức để thực hiện hóa các mục tiêu quản lý giáo dục đề ra. Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động trong tổ chức giáo dục nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả. Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý giáo dục tới các quá trình giáo dục và hoạt động của tổ chức giáo dục và những thành phần tham gia nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức giáo dục, hệ thống giáo dục và yêu cầu của nhà trường thành nhu cầu của từng cán bộ công chức, viên chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực tự giác và mang lại hết khả năng để làm việc. Do vậy, chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động giáo dục, dạy học (Nguyễn Đức Thu, 2017).
Chức năng điều khiển, chỉ đạo thực hiện đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lí. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Người điều khiển hệ thống phải là người có tri thức, có kĩ năng ra
quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Quyết định là công cụ chính để điều khiển hệ thống. Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án tối ưu trong số những phương án khác. Việc ra quyết định quyết định xuyên suốt trong quá trình quản lí, từ việc lập kế hoạch, xây dựng tổ chức cho đến việc kiểm tra đánh giá (Trần Kiểm, 2014).
Chỉ đạo là một chức năng quản lý quan trọng và cần thiết cho việc thực hiện hóa các mục tiêu giáo dục, do đó trong chỉ đạo giáo dục phải quán triệt phương châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển” trong các hoạt động của nhà trường và cả hệ thống giáo dục (Nguyễn Đức Thu, 2017).
Công tác chỉ đạo hoạt động ĐTN cho LĐNT tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện gồm các nội dung sau (Nguyễn Đức Thu, 2017):
- Chỉ đạo tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp thực hiện nội dung, chương trình ĐTN: Nội dung ĐTN cho LĐNT phải phù hợp với mục tiêu ĐTN, tập trung vào năng lực thực hành nghề và phù hợp với thực tiễn.
- Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, việc theo dõi chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định. Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện của giáo viên. Đánh giá giáo viên thông qua học viên, đồng nghiệp và người quản lý.
- Chỉ đạo quản lý quá trình học tập tại lớp, thực hành ở xưởng và ở cơ sở sản xuất, ở địa phương. Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học viên. Khuyến khích, động viên học viên phát huy các yếu tố tích cực và khắc phục tiêu cực để vươn lên đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.