lao động nông thôn ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, tỉnh Sóc Trăng
2.5.1. Thực trạng về yếu tố khách quan
Kết quả khảo sát ở cả 2 nhóm đối tượng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT được ghi nhận ở bảng 2.22.
Bảng 2.22. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến công tác quản lý hoạt ĐTN cho LĐNT
TT Nội dung Đối tượng P CBQL, GV Học viên ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1 Tốc độ phát triển và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế 4,24 0,69 4 4,03 0,38 6 0,005 2
Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
4,26 0,91 3 4,19 0,44 2 0,505
3 Những chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước 4,47 0,74 1 4,53 0,53 1 0,564 4 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế -
xã hội địa phương 4,46 0,63 2 4,18 0,43 3 0,000 5 Nhận thức của xã hội về đào
tạo nghề 4,07 0,49 6 4,08 0,40 5 0,856
6
Cơ sở vật chất và thiết bị và tài chính đầu tư cho đào tạo nghề
4,17 0,99 5 4,16 0,45 4 0,901
Từ kết quả bảng 2.22 nhận thấy:
Mục 1 khảo sát nội dung “Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,005 < 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,24, học viên là 4,03. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,69 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,38, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL và giáo viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0” và của nhóm đối tượng học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế” của đối tượng CBQL, giáo viên đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” và xếp hạng 4 trong 6 nội dung được khảo sát, của đối tượng học viên đánh giá ở mức “Ảnh hưởng” và xếp hạng thấp nhất trong 6 nội dung được khảo sát.
Mục 2 khảo sát nội dung “Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,505 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,26, học viên là 4,19. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,91 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,44, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL và giáo viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0” và của nhóm đối tượng học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế” của đối tượng CBQL, giáo viên đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” và xếp hạng 3 trong 6 nội dung được khảo sát, của đối tượng học viên đánh giá ở mức “Ảnh hưởng” và xếp hạng thứ 2 trong 6 nội dung được khảo sát.
Mục 3 khảo sát nội dung “Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,564 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là
4,47, học viên là 4,53. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,74 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,53, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung
“Cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá và yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế” của đối tượng CBQL, giáo viên và học viên đều đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” và xếp hạng 1 trong 6 nội dung được khảo sát.
Mục 4 khảo sát nội dung “Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,000 < 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,46, học viên là 4,18. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,63 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,43, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL và giáo viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0” và của nhóm đối tượng học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương” của đối tượng CBQL, giáo viên đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” và xếp hạng 2 trong 6 nội dung được khảo sát, của đối tượng học viên đánh giá ở mức “Ảnh hưởng” và xếp hạng thứ 3 trong 6 nội dung được khảo sát.
Mục 5 khảo sát nội dung “Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,901 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,07, học viên là 4,08. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,49 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,40, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề” của đối tượng CBQL, giáo viên và học viên đều đánh giá ở mức “Ảnh hưởng” và xếp hạng 6 và hạng 5 trong 6 nội dung được khảo sát.
Mục 6 khảo sát nội dung “Cơ sở vật chất và thiết bị và tài chính đầu tư cho đào tạo nghề”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,856 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,17, học viên là 4,16. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,99 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,45, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Cơ sở vật chất và thiết bị và tài chính đầu tư cho đào tạo nghề” của đối tượng CBQL, giáo viên và học viên đều đánh giá ở mức “Ảnh hưởng” và xếp hạng 5 và hạng 4 trong 6 nội dung được khảo sát.
Tóm lại, cả 2 nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên đều đánh giá các yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến hoạt động ĐTN cho LĐNT ở mức “Rất ảnh hưởng” với ĐTB chung là 4,28 và 4,20. Tuy nhiên, ở các nội dung “Tốc độ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, “Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề” và “Cơ sở vật chất và thiết bị và tài chính đầu tư cho đào tạo nghề” được đánh giá thấp hơn các nội dung còn lại.
2.5.2. Thực trạng về yếu tố chủ quan
Kết quả khảo sát ở cả 2 nhóm đối tượng về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT được ghi nhận ở bảng 2.22.
Bảng 2.23. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến công tác quản lý hoạt ĐTN cho LĐNT
TT Nội dung
Đối tượng
P
CBQL, GV Học viên
ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH
1 Năng lực quản lý của cán bộ
quản lý 4,19 0,80 2 4,28 0,49 2 0,299
2
Năng lực chuyên môn của giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn
4,44 0,74 1 4,39 0,52 1 0,577
Từ kết quả bảng 2.23 nhận thấy:
Mục 1 khảo sát nội dung “Năng lực quản lý của cán bộ quản lý”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,299 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,19, học viên là 4,28. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,80 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,49, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL và giáo viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2” và của nhóm đối tượng học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Năng lực quản lý của cán bộ quản lý” của đối tượng CBQL, giáo viên đánh giá ở mức “Ảnh hưởng”, của đối tượng học viên đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng” và xếp hạng 2 trong 2 nội dung được khảo sát.
Mục 2 khảo sát nội dung “Năng lực chuyên môn của giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ ảnh hưởng của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,577 > 0,05).. Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,44, học viên là 4,39. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,74 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,52, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Năng lực chuyên môn của giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn” của đối tượng CBQL, giáo viên và học viên đều đánh giá ở mức “Rất ảnh hưởng”.
Tóm lại, cả 2 nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên đều đánh giá các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng đến hoạt động ĐTN cho LĐNT ở mức “Rất ảnh hưởng” với ĐTB chung là 4,32 và 4,34. Tuy nhiên, ở nội dung “Năng lực quản lý của cán bộ quản lý” được đánh giá thấp hơn nội dung còn lại.