Thực trạng về nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 64 - 66)

2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các Trung

2.3.3. Thực trạng về nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Kết quả đánh giá về mức độ đạt được của nội dung ĐTN cho LĐNT được ghi nhận ở bảng 2.8

Bảng 2.8. Đánh giá mức độ đạt được của nội dung ĐTN cho LĐNT

TT Nội dung Đối tượng P CBQL, GV Học viên ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1

Phù hợp với nhu cầu của người lao động và xu thế phát triển của xã hội, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

4,04 0,88 4 3,97 0,69 4 0,506

2

Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành giúp người lao động có tay nghề cao.

4,39 0,75 1 4,36 0,67 1 0,795

3 Đảm bảo gắn liền với thực

tế sản xuất – dịch vụ. 4,27 0,88 2 4,28 0,66 2 0,975 4 Phong phú, đa dạng 4,16 0,74 3 4,11 0,73 3 0,658

Từ kết quả bảng 2.8 nhận thấy:

Mục 1 khảo sát nội dung “Phù hợp với nhu cầu của người lao động và xu thế phát triển của xã hội, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”. Kết quả khảo sát không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,506 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,04, học viên là 3,97. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,88 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,69, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Phù hợp với nhu cầu của người lao động và xu thế phát triển của xã hội, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Khá” và thấp nhất so với các nội dung được khảo sát.

Mục 2 khảo sát nội dung “Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành giúp người lao động có tay nghề cao”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,795 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,39, học viên là 4,36. Sự chênh lệch điểm số này không đáng kể, không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,75 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,67, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành giúp người lao động có tay nghề cao” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt” và cao nhất so với các nội dung được khảo sát.

Mục 3 khảo sát nội dung “Đảm bảo gắn liền với thực tế sản xuất – dịch vụ”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,975 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,27, học viên là 4,28. Sự chênh lệch điểm số này không đáng kể, không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,88 lớn hơn ĐLC của

học viên là 0,66, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Đảm bảo gắn liền với thực tế sản xuất – dịch vụ” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt” và đứng thứ 2 so với 4 nội dung khảo sát.

Mục 4 khảo sát nội dung “Phong phú, đa dạng”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,658 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,16, học viên là 4,11. Sự chênh lệch điểm số này không đáng kể, không có ý nghĩa phân biệt sự khác biệt. ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,74 gần như bằng với ĐLC của học viên là 0,73. Mặt khác, ĐTB khảo sát của hai nhóm đối tượng nằm trong khoảng điểm số trung bình “3,41 đến 4,2”. Như vậy, nội dung “Phong phú, đa dạng” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Khá” và đứng thứ 3 so với 4 nội dung khảo sát.

Nhìn chung, đánh giá về mức độ đạt được của nội dung ĐNT cho LĐNT ở nhóm đối tượng CBQL và giáo viên ở mức “Tốt” với điểm trung bình chung là 4,22, ở nhóm đối tượng là học viên ở mức “Khá” với điểm trung bình chung là 4,18. Tuy việc đánh giá này có điểm trung bình chung chênh lệch nhưng không nhiều.

Như vậy, ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng cơ bản đạt được nội dung đào tạo. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa thật sự phù hợp với người lao động và xu thế phát triển của xã hội, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động cũng như chưa được phong phú, đa dạng nên được chưa được đánh giá ở mức độ “Tốt”. Vì vậy, cần quan tâm chú ý điều chỉnh nội dung ĐTN cho phù hợp và phong phú, đa dạng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)