Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 49 - 53)

2.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội và các Trung tâm Giáo dục nghề

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng

- Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lí:

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở phía Đông Nam vùng ĐBSCL, cách thành phố Cần Thơ 60 km, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km. Có vị trí địa lý như sau: Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; Phía Đông Nam giáp Biển Đông.

Tỉnh Sóc Trăng có 08 huyện, 01 thành phố, 02 thị xã bao gồm: Thành phố Sóc Trăng; các huyện Kế Sách, Mỹ Tú, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Châu Thành, Trần Đề; thị xã Ngã Năm,Vĩnh Châu. Được nêu cụ thể trong Bảng 2.1 và xem Hình 2.1.

Bảng 2.1. Đơn vị hành chính tỉnh Sóc Trăng

STT Tên huyện, thành phố Diện tích (ha)

1 Thành phố Sóc Trăng 7.601 2 Kế Sách 35.283 3 Mỹ Tú 36.819 4 Châu Thành 23.629 5 Long Phú 26.372 6 Cù Lao Dung 26.482

STT Tên huyện, thành phố Diện tích (ha) 7 Mỹ Xuyên 37.371 8 Ngã Năm 24.215 9 Thạnh Trị 28.747 10 Vĩnh Châu 46.871 11 Trần Đề 37.797 Toàn tỉnh 331.187

“Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng 2015”

Hình 2.1. Bản đồ hành chính về vị trí địa lý tỉnh Sóc Trăng

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sóc Trăng 2016

Địa hình, địa mạo: Sóc Trăng có địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi trong khoảng 0,2 - 2 m so với mặt nước biển, vùng nội đồng có cao độ trung bình từ 0,5 - 1,0 m.

Khí hậu: Tỉnh Sóc Trăng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo

và chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa (từ tháng 05 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau).

Thuỷ văn: Tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Hậu và

thủy triều biển Đông, với đặc điểm: chế độ thủy triều 02 lần/ngày, biên độ dao động trung bình 0,4 - 1,0 m.

- Dân số, lao động việc làm

Dân số: Năm 2016, dân số trung bình toàn tỉnh khoảng 1.312.490 người (trong

đó dân số thành thị khoảng 401,6 nghìn người, nông thôn khoảng 910,9 nghìn người), cao hơn so với năm 2010 là 16,9 nghìn người, chiếm 7,44% so với dân số vùng ĐBSCL và khoảng 1,43% so với dân số cả nước. Trong đó dân số nữ chiếm 50,40%. Mật độ dân số trung bình khoảng 396 người/km2, trong đó thành phố Sóc Trăng là nơi có mật độ dân số cao nhất. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn (2010 - 2016) là 0,91%/năm, trong đó: năm 2010 là 0,94%, năm 2016 là 0,85%; so với cả nước cùng thời kỳ thì tỷ lệ sinh của tỉnh Sóc Trăng thấp hơn (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2016).

Lao động, việc làm và thu nhập

Năm 2016, số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khoảng 686.835 người, chiếm 52,33% so với tổng dân số của tỉnh và chiếm khoảng 96,45% so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (712.115 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 51% (trong đó lao động qua đào tạo nghề chiếm khoảng 45%) cao hơn so với năm 2010 là 21%, lao động phổ thông khoảng 49% giảm so với năm 2010 là 21%. Năm 2016, số lao động được tạo việc làm khoảng 23,11 nghìn người, cao hơn năm 2010 là 0,97 nghìn người.

Năm 2016, bình quân đầu người (GDP) theo giá hiện hành năm 2016 là 1.376 USD/người/năm, nhưng GRDP bình quân đầu người năm 2016 (giá so sánh với 2010) đạt 1.297 USD/người/năm (Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, 2016).

- Kinh tế - xã hội Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2010 - 2015 tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 8,95%/năm, riêng năm 2016 tăng 8,50%, thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch của Tỉnh đề ra (12- 13%/năm), do cả 03 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ đều đạt thấp so với kế hoạch (khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

chỉ đạt bình quân 4,3%/năm, đạt 84,15% so với kế hoạch; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 8,58%/năm, đạt 53,79% so với kế hoạch; khu vực dịch vụ đạt 15,24%/năm, đạt 84,29% so với kế hoạch).

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP-theo giá hiện hành) năm 2015 đạt 40.192,4 tỷ đồng, tăng 16.864,9 tỷ đồng so với năm 2010, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 17.214,5 tỷ đồng, tăng 5.660,0 tỷ đồng so với năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 5.608,9 tỷ đồng, tăng 2.665,7 tỷ đồng so với năm 2010; khu vực dịch vụ đạt 17.369,0 tỷ đồng, tăng 8.539,2 tỷ đồng so với năm 2010. Lấy số liệu trong 05 năm (2011-2015), tổng sản phẩm ở cả 3 khu vực đều tăng lên qua các năm, được nêu trong Bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tăng trưởng GRDP của tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Thực hiện giai đoạn (2011-2015) Mục tiêu kế hoạch (2011-2015) Tốc độ tăng trưởng (giá cố định 1994) % 9,85 8,14 9,40 9,85 7,53 8,95 12 - 13

- Nông, lâm, thủy

sản % -1,65 2,76 11,64 4,32 4,88 4,30 5,11

- CN – XD % 11,29 1,34 3,58 19,28 8,29 8,58 15,95

- Dịch vụ % 27,10 19,06 10,15 11,04 9,80 15,24 18,08

Tốc độ tăng trưởng (giá hiện

hành)

% 36,79 13,18 9,64 12,43 9,26 15,83 18,83

- Nông, lâm, thủy

sản % 32,64 -1,63 2,90 8,32 6,31 9,11 13,07

- CN – XD % 33,33 7,87 3,78 20,39 9,20 14,43 27,23

- Dịch vụ % 44,30 34,94 18,08 13,54 11,64 23,85 21,65

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ. Năm 2016 tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá hiện hành) chiếm 41,67%, giảm 7,86% so với năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 13,72%, tăng 1,1% so với năm 2010; khu vực dịch vụ chiếm 43,21%, tăng 6,62% so với năm 2010. Theo đó, khu vực I giảm mạnh, khu vực III tăng mạnh, khu vực II có tăng nhưng không nhiều. Xem Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Cơ cấu kinh tế theo các khu vực của tỉnh Sóc Trăng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cơ cấu kinh tế (% -

theo giá hiện hành) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nông, lâm, thủy sản 49,53 48,18 45,71 44,12 42,83 41,67 Công nghiệp - Xây dựng 12,62 13,86 13,34 13,74 13,96 13,72 Dịch vụ 37,85 37,96 40,95 42,14 43,21 44,47

“Nguồn: Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng 2016”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)