3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
3.2.3. Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lí hoạt động ĐTN cho
LĐNT
Mục tiêu của biện pháp
Qua kết quả khảo sát thực trạng, cho thấy mức độ đạt được của tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng cơ bản thực hiện ở mức độ “Khá”. Tuy nhiên, trong đó nội dung “Bố trí, phân công đội ngũ giáo viên dạy nghề theo đúng chuyên ngành đào tạo và từng nhóm nghề nhất định” và nội dung “Tổ chức linh hoạt hoạt động dạy theo thời gian, theo loại hình nghề” được đánh giá mức “Tốt”. Chỉ có nội dung “Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lí
hoạt động ĐTN cho LĐNT” đánh giá ở mức khá với điểm trung bình cận mức điểm đánh giá Trung bình.
Do đó, việc đề ra các biện pháp nhằm huy động mọi nguồn lực, sự phối hợp, chung tay của cả hệ thống chính trị cùng tham gia vào quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT.
Nội dung của biện pháp
Trong quá trình tham mưu UBND cấp huyện ban hành kế hoạch ĐTN cho LĐNT, cần có quy định trách nhiệm cụ thể đối với các ngành, UBND các xã, phường như: Phòng LĐ-TB&XH, Phòng Nội vụ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế), Phòng Công Thương (hoặc Phòng Kinh tế), Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Tài chính – Kế hoạch và UBND các xã, phường.
Chủ động tham mưu và xây dựng phối hợp với các tổ chức đoàn thể cấp huyện như: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân trong hoạt động và quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT
Cách thức thực hiện biện pháp
Trên cơ sở chỉ tiêu UBND tỉnh và UBND cấp huyện giao. Hàng năm, Trung tâm chủ động tham mưu với UBND cấp huyện thông qua Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện ban hành kế hoạch ĐTN cho LĐNT và có qui định trách nhiệm vụ thể của từng đơn vị Phòng, ban có liên quan theo Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT- BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT, ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Thông tin truyền thông về hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Tham mưu Huyện Ủy, Thị Ủy, Thành Ủy chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cấp huyện quan tâm phối hợp trong hoạt động và quản lí hoạt động ĐTN cho đối tượng đoàn viên, hội viên mà các tổ chức đoàn thể quản lí. Từ đó, Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong hoạt động và quản lí hoạt động ĐTN, trong đó nêu rõ, mục đích, yêu cầu, nội dung, chỉ tiêu và trách nhiệm phối hợp của từng tổ chức.
Trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với UBND các xã, phường khảo sát và tổ chức tuyển LĐNT học nghề đúng nghề đào tạo, đối tượng, số lượng người học. Đặc biệt, phải phối hợp theo dõi, thống kê tình trạng việc làm, thu nhập của LĐNT sau học nghề.
Hàng năm, cần có sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả phối hợp giữa Trung tâm với các tổ chức đoàn thể, với các ngành và UBND các xã, phường.
Điều kiện thực hiện biện pháp
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của công tác ĐTN cho LĐNT.
Lãnh đạo các tổ chức đoàn thể, các ngành và UBND các xã, phường phải thật sự quan tâm và xem công tác ĐTN cho LĐNT là nhiệm vụ chính trị góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo. Từ đó, mỗi tổ chức, cá nhân có kế hoạch rà soát, tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên thấy được tầm quan trọng của công tác ĐTN và phối hợp cùng với Trung tâm trong việc mở và quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT.