- Kết quả đánh giá mức độ đạt được về xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT của CBQL Phòng LĐ-TB&XH, CBQL và giáo viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX được ghi nhận ở bảng 2.15
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ đạt được của việc xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT theo CBQL và GV
STT Nội dung Mức độ đánh giá (%) ĐTB ĐLC TH
1 2 3 4 5
1
Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của đào tạo nghề cho lao động nông thôn
1,4 7,2 11,4 40 40 4,10 0,97 4
2 Xác định nhu cầu học
nghề 1,4 0 28,6 67,1 2,9 3,70 0,60 7
STT Nội dung Mức độ đánh giá (%) ĐTB ĐLC TH
1 2 3 4 5
4
Xác định số lượng lớp đào tạo của mỗi nghề và số lượng học viên tương ứng
1,4 0 15,7 27,2 55,7 4,36 0,85 1
5 Xác định đội ngũ giáo
viên, người dạy nghề 1,4 0 35,7 48,6 14,3 3,74 0,76 6
6
Địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề: nêu cụ thể địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề (cụ thể đến khóm, ấp) hoặc tên địa chỉ của cơ sở đào tạo nghề nếu tổ chức đào tạo nghề tại các cơ sở
1,4 1,4 14,3 42,9 40 4,19 0,84 3
7 Kinh phí tổ chức 0 2,9 41,4 48,6 7,1 3,60 0,67 8
8
Tổ chức thực hiện kế hoạch: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị cá nhân, trong việc thực hiện kế hoạch
1,4 1,4 12,9 30,0 54,3 4,34 0,87 2
ĐTB chung 3,97
Lưu ý: Các mức độ đánh giá: 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Khá; 5: Tốt.
Từ kết quả bảng 2.15 nhận thấy:
Mục 1 khảo sát nội dung “Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của đào tạo nghề cho lao động nông thôn”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 40% đánh giá mức “Tốt”, 40% đánh giá mức “Khá”, 11,4% đánh giá mức “Trung bình”, 7,2% đánh giá mức “Yếu”, 1,4% đánh giá mức “Kém”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 4,10. Tuy nhiên, với ĐTB 4,10 gần đạt ở mức “Tốt” và
xếp hạng thứ 4 so với 8 nội dung được khảo sát. Mặt khác, ĐLC là 0,97 tương đối lớn cho thấy có sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL, giáo viên.
Mục 2 khảo sát nội dung “Xác định nhu cầu học nghề”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Trung bình”, cụ thể có 2,9% đánh giá mức “Tốt”, 67,1% đánh giá mức “Khá”, 28,6% đánh giá mức “Trung bình”, 1,4% đánh giá mức “Kém” và không có ý kiến đánh giá mức “Yếu”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,70 và ĐLC là 0,60 và xếp hạng thứ 7 so với 8 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ việc xác định nhu cầu học nghề trước khi xây dựng kế hoạch chưa được quan tâm thực hiện tốt.
Mục 3 khảo sát nội dung “Xác định nghề đào tạo”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Trung bình”, cụ thể có 8,6% đánh giá mức “Tốt”, 61,4% đánh giá mức “Khá”, 28,6% đánh giá mức “Trung bình”, 1,4% đánh giá mức “Kém” và không có ý kiến đánh giá mức “Yếu”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,76 và ĐLC là 0,67 và xếp hạng thứ 5 so với 8 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ việc xác định nghề đào tạo khi xây dựng kế hoạch chưa thực sự phù hợp với địa phương, với yêu cầu của người lao động.
Mục 4 khảo sát nội dung “Xác định số lượng lớp đào tạo của mỗi nghề và số lượng học viên tương ứng”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 55,7% đánh giá mức “Tốt”, 27,2% đánh giá mức “Khá”, 15,7% đánh giá mức “Trung bình”, 1,4% đánh giá mức “Kém” và không có ý kiến đánh giá mức “Yếu”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Tốt” với ĐTB là 4,36 và ĐLC là 0,85 và xếp hạng thứ 1 so với 8 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ việc xác định số lượng lớp đào tạo của mỗi nghề và số lượng học viên tương ứng khi xây dựng kế hoạch được quan tâm thực hiện tốt. Tuy nhiên, ĐLC là 0,85 cho thấy có sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL, giáo viên.
Mục 5 khảo sát nội dung “Xác định đội ngũ giáo viên, người dạy nghề”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Trung
bình”, cụ thể có 14,3% đánh giá mức “Tốt”, 48,6% đánh giá mức “Khá”, 35,7% đánh giá mức “Trung bình”, 1,4% đánh giá mức “Kém” và không có ý kiến đánh giá mức “Yếu”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,74 và ĐLC là 0,76 và xếp hạng thứ 6 so với 8 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ việc xác định đội ngũ giáo viên, người dạy nghề khi xây dựng kế hoạch chưa được chú trọng, chỉ khi kế hoạch được phê duyệt các Trung tâm tiến hành tìm giáo viên.
Mục 6 khảo sát nội dung “Địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề: nêu cụ thể địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề (cụ thể đến khóm, ấp) hoặc tên địa chỉ của cơ sở đào tạo nghề nếu tổ chức đào tạo nghề tại các cơ sở”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 40% đánh giá mức “Tốt”, 42,9% đánh giá mức “Khá”, 14,3% đánh giá mức “Trung bình”, 1,4% đánh giá mức “Yếu”, 1,4% đánh giá mức “Kém”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 4,19 và ĐLC là 0,84. Tuy nhiên, với ĐTB 4,19 tiệm cận với ĐTB ở mức “Tốt” và xếp hạng thứ 3 so với 8 nội dung được khảo sát. Mặt khác, ĐLC là 0,84 cho thấy có sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL, giáo viên.
Mục 7 khảo sát nội dung “Kinh phí tổ chức”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Trung bình”, cụ thể có 7,1% đánh giá mức “Tốt”, 48,6% đánh giá mức “Khá”, 41,4% đánh giá mức “Trung bình”, 2,9% đánh giá mức “Yếu” và không có ý kiến đánh giá mức “Kém”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,60 và ĐLC là 0,67 và xếp hạng thứ thấp nhất so với 8 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ kinh phí tổ chức cho việc thực hiện kế hoạch ĐTN được phê duyệt và phân bổ chưa kịp thời.
Mục 8 khảo sát nội dung “Tổ chức thực hiện kế hoạch: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị cá nhân, trong việc thực hiện kế hoạch”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 54,3% đánh giá mức “Tốt”, 30% đánh giá mức “Khá”, 12,9% đánh giá mức “Trung bình”, 1,4% đánh giá mức “Yếu”, 1,4% đánh giá mức “Kém”. Kết quả CBQL, giáo viên
đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Tốt” với ĐTB là 4,34 và ĐLC là 0,87 và xếp hạng thứ 2 so với 8 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ việc “Tổ chức thực hiện kế hoạch: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị cá nhân, trong việc thực hiện kế hoạch” khi xây dựng kế hoạch được quan tâm thực hiện tốt. Tuy nhiên, ĐLC là 0,87 cho thấy có sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL, giáo viên.
- Kết quả đánh giá mức độ đạt được về xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT của học viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX được ghi nhận ở bảng 2.16
Bảng 2.16. Đánh giá mức độ đạt được của việc thực hiện kế hoạch ĐTN cho LĐNT theo học viên
STT Nội dung Mức độ đánh giá (%) ĐTB ĐLC TH
1 2 3 4 5
1 Triển khai kế hoạch ĐTN 0 0 11,6 56,7 31,7 4,20 0,63 1
2 Khảo sát nhu cầu học nghề 0 0 32,5 65 2,5 3,70 0,51 6
3 Định hướng nghề đào tạo 0 0 25,8 68,4 5,8 3,80 0,53 5
4
Xác định số lượng lớp đào tạo của mỗi nghề và số lượng học viên tương ứng
0 0 12,5 57,5 30,0 4,18 0,63 2
5 Xác định đội ngũ giáo
viên, người dạy nghề 0 0 23,3 71,7 5,0 3,82 0,50 4
6
Địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề: nêu cụ thể địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề (cụ thể đến khóm, ấp) hoặc tên địa chỉ của cơ sở đào tạo nghề nếu tổ chức đào tạo nghề tại các cơ sở nà
0 0 18,3 50,0 31,7 4,13 0,70 3
7 Kinh phí tổ chức 0 0 49,2 37,5 13,3 3,64 0,71 7
ĐTB chung 3,92
Lưu ý: Các mức độ đánh giá: 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Khá; 5: Tốt.
Mục 1 khảo sát nội dung “Triển khai kế hoạch ĐTN”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 31,7% đánh giá mức “Tốt”, 56,7% đánh giá mức “Khá”, 11,6% đánh giá mức “Trung bình”, không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” và “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 4,20 và ĐLC là 0,63. Tuy nhiên, với ĐTB 4,20 tiệm cận với ĐTB ở mức “Tốt” và xếp hạng thứ 1 so với 7 nội dung được khảo sát. Điều đó, chứng tỏ việc triển khai kế hoạch ĐTN được quan tâm thực hiện và được đánh giá gần ở mức “Tốt”.
Mục 2 khảo sát nội dung “Khảo sát nhu cầu học nghề”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Trung bình”, cụ thể có 2,5% đánh giá mức “Tốt”, 65% đánh giá mức “Khá”, 32,5% đánh giá mức “Trung bình”, không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” và “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,70 và ĐLC là 0,51 và xếp hạng thứ 6 so với 7 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ việc “khảo sát nhu cầu học nghề” trước khi xây dựng kế hoạch chưa được quan tâm thực hiện tốt.
Mục 3 khảo sát nội dung “Định hướng nghề đào tạo”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Trung bình”, cụ thể có 5,8% đánh giá mức “Tốt”, 68,4% đánh giá mức “Khá”, 25,8% đánh giá mức “Trung bình”, không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” và “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,80 và ĐLC là 0,53 và xếp hạng thứ 5 so với 7 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ việc tổ chức tư vấn “Định hướng nghề đào tạo” người lao động, học viên chưa thật sự được quan tâm thực hiện tốt.
Mục 4 khảo sát nội dung “Xác định số lượng lớp đào tạo của mỗi nghề và số lượng học viên tương ứng”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 30% đánh giá mức “Tốt”, 57,5% đánh giá mức “Khá”, 12,5% đánh giá mức “Trung bình”, không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” và “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 4,18 và ĐLC là 0,63. Tuy nhiên, với ĐTB 4,18 tiệm cận với ĐTB ở mức “Tốt” và xếp hạng thứ 2 so với 7 nội dung được khảo sát.
Mục 5 khảo sát nội dung “Xác định đội ngũ giáo viên, người dạy nghề”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Trung bình”, cụ thể có 5,0% đánh giá mức “Tốt”, 71,7% đánh giá mức “Khá”, 23,3% đánh giá mức “Trung bình”, không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” và “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,82 và ĐLC là 0,50 và xếp hạng thứ 4 so với 7 nội dung được khảo sát.
Mục 6 khảo sát nội dung “Địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề: nêu cụ thể địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề (cụ thể đến khóm, ấp) hoặc tên địa chỉ của cơ sở đào tạo nghề nếu tổ chức đào tạo nghề tại các cơ sở”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 31,7% đánh giá mức “Tốt”, 50% đánh giá mức “Khá”, 18,3% đánh giá mức “Trung bình”, không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” và “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 4,13 và ĐLC là 0,70. Tuy nhiên, với ĐTB 4,13 gần bằng với ĐTB ở mức “Tốt” và xếp hạng thứ 3 so với 7 nội dung được khảo sát.
Mục 7 khảo sát nội dung “Kinh phí tổ chức”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Trung bình” và “Khá”, cụ thể có 13,3% đánh giá mức “Tốt”, 37,5% đánh giá mức “Khá”, 49,2% đánh giá mức “Trung bình”, không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” và “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,64 và ĐLC là 0,71 và xếp hạng thứ thấp nhất so với 7 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ kinh phí tổ chức ĐTN cho LĐNT chưa được cấp phát kịp thời đến học viên.
- Từ kết quả bảng 2.15 và 2.16 cùng với sự phân tích nêu trên, cho thấy:
Đánh giá về mức độ đạt được của việc xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT ở CBQL, giáo viên và học viên đều ở mức “Khá” với điểm trung bình chung là 3,97 (nhóm CBQL, giáo viên) và 3,92 (nhóm học viên). Sự chênh lệch điểm trung bình chung này là không đáng kể.
+ Đối với nhóm CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được nội dung “Xác định nhu cầu học nghề” (ĐTB = 3,70; ĐLC = 0,60), “Xác định nghề đào tạo” (ĐTB
= 3,76; ĐLC = 0,67), “Xác định đội ngũ giáo viên, người dạy nghề” (ĐTB = 3,74; ĐLC = 0,76) và nội dung “Kinh phí tổ chức” (ĐTB = 3,60; ĐLC = 0,67) là thấp nhất. + Đối với nhóm học viên đánh giá mức độ đạt được nội dung “Khảo sát nhu cầu học nghề” (ĐTB = 3,70; ĐLC = 0,51), “Định hướng nghề đào tạo” (ĐTB = 3,80; ĐLC = 0,53), “Xác định đội ngũ giáo viên, người dạy nghề” (ĐTB = 3,82; ĐLC = 0,50) và nội dung “Kinh phí tổ chức” (ĐTB = 3,64; ĐLC = 0,71) là thấp nhất.
Nhìn chung, việc xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN- GDTX, tỉnh Sóc Trăng cơ bản thực hiện ở mức độ “Khá”. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng kế hoạch ở một số nội dung chưa thực hiện tốt, cần phải quan tâm thực hiện tốt như việc xác định nhu cầu học nghề, xác định nghề đào tạo, xác định đội ngũ giáo viên, người dạy nghề và nguồn kinh phí tổ chức tránh phụ thuộc, chờ đợi nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.