Thực trạng về tổ chức hoạt động đào tạo nghề cho lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 86 - 88)

Kết quả đánh giá mức độ đạt được về tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT được ghi nhận ở bảng 2.17

Bảng 2.17. Đánh giá mức độ đạt được của việc tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT TT Nội dung Đối tượng P CBQL, GV Học viên ĐTB ĐLC TH ĐTB ĐLC TH 1

Bố trí, phân công đội ngũ giáo viên dạy nghề theo đúng chuyên ngành đào tạo và từng nhóm nghề nhất định

4,36 0,80 2 4,26 0,57 2 0,324

2 Phối hợp các lực lượng

cùng tham gia quản lý 3,51 0,72 3 Không khảo sát học viên 3

Tổ chức linh hoạt hoạt động dạy theo thời gian, theo loại hình nghề

4,54 0,74 1 4,29 0,80 1 0,033

Từ kết quả bảng 2.17 nhận thấy:

Mục 1 khảo sát nội dung “Bố trí, phân công đội ngũ giáo viên dạy nghề theo đúng chuyên ngành đào tạo và từng nhóm nghề nhất định”. Kết quả khảo sát cho thấy gần như không có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và không có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,324 > 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,36, học viên là 4,26. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,80 lớn hơn ĐLC của học viên là 0,57, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng CBQL và giáo viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát ở nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Bố trí, phân công đội ngũ giáo viên dạy nghề theo đúng chuyên ngành đào tạo và từng nhóm nghề nhất định” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt”.

Mục 2 khảo sát nội dung “Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lý”. Kết quả CBQL và giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,51 và ĐLC là 0,72 và xếp thứ hạng thấp nhất so với 3 nội dung được khảo sát. Điều này chứng tỏ công tác “Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lý” ĐTN cho LĐNT chưa được thực hiện tốt.

Mục 3 khảo sát nội dung “Tổ chức linh hoạt hoạt động dạy theo thời gian, theo loại hình nghề”. Kết quả khảo sát cho thấy có sự chênh lệch về ý kiến khảo sát và có sự khác biệt thống kê về đánh giá mức độ đạt được của nội dung này giữa CBQL, GV và học viên (P = 0,033 < 0,05). Đối với CBQL và giáo viên ĐTB là 4,54, học viên là 4,29. Tuy nhiên, ĐLC của CBQL và giáo viên là 0,74 nhỏ hơn ĐLC của học viên là 0,80, điều này cho thấy sự phân tán các ý kiến khảo sát ở đối tượng học viên. Mặt khác, ĐTB khảo sát ở nhóm đối tượng CBQL, giáo viên và học viên nằm trong khoảng điểm số trung bình “4,21 đến 5,0”. Như vậy, nội dung “Tổ chức linh hoạt hoạt động dạy theo thời gian, theo loại hình nghề” của các đối tượng được khảo sát đánh giá ở mức “Tốt”.

Tóm lại, đánh giá chung của CBQL, giáo viên đối với tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT ở mức “Khá” với ĐTB chung lần lượt là 4,14 và đánh giá của học viên đối với tổ chức hoạt động ĐTN cho LĐNT ở mức “Tốt” với ĐTB chung là 4,28. Tuy

nhiên, nhóm đối tượng CBQL và giáo viên đánh giá nội dung “Phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lý” ở mức thấp nhất so với 3 nội dung được khảo sát. Vì vậy, việc tổ chức phối hợp các lực lượng cùng tham gia quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT cần quan tâm thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)