2.3. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các Trung
2.3.2. Thực trạng về mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Điều quan trọng của hoạt động quản lí là nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Kết
quả đánh giá về mức độ đạt được các mục tiêu ĐTN cho LĐNT của CBQL Phòng LĐ-TB&XH, CBQL và giáo viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX được ghi nhận ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ đạt được về mục tiêu ĐTN cho LĐNT của CBQL và Giáo viên
STT Nội dung Mức độ đánh giá (%) ĐTB ĐLC TH
1 2 3 4 5
1
Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, với sử dụng lao động, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề.
0 2,9 18,6 31,4 47,1 4,23 0,85 2
2
Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động kỹ thuật cao, với quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhu cầu của người sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu lao động.
0 1,4 28,6 50 20 3,89 0,73 3
3
Tổ chức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, phong phú cả về quy mô và số lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học nghề.
0 1,4 4,3 40 54,3 4,47 0,65 1
4 Tỷ lệ có việc làm sau học
nghề trên 70%. 0 20 17,1 34,3 28,6 3,71 1,09 4
ĐTB chung 4.08
Lưu ý: Các mức độ đánh giá: 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Khá; 5: Tốt.
+ Mục 1 khảo sát nội dung “Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, với sử dụng lao động, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 47,1% đánh giá mức “Tốt”, 31,4% đánh giá mức “Khá”, 18,6% đánh giá mức “Trung bình”, 2,9% đánh giá mức “Yếu” và không có ý kiến đánh giá mức “Kém”. Kết quả CBQL và giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Tốt” với ĐTB là 4,23 và ĐLC là 0,85.
+ Mục 2 khảo sát nội dung “Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động kỹ thuật cao, với quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhu cầu của người sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu lao động”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá”, “Trung bình” và “Tốt”, cụ thể có 20% đánh giá mức “Tốt”, 50% đánh giá mức “Khá”, 28,6% đánh giá mức “Trung bình”, 1,4% đánh giá mức “Yếu” và không có ý kiến đánh giá mức “Kém”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB 3,89 và ĐLC là 0,73.
+ Mục 3 khảo sát nội dung “Tổ chức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, phong phú cả về quy mô và số lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học nghề”. Đa số CBQL, GV điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá”, “Tốt”, cụ thể có 54,3% đánh giá mức “Tốt”, 40% đánh giá mức “Khá”, 4,3% đánh giá mức “Trung bình”, 1,4% đánh giá mức “Yếu” và không có ý kiến đánh giá mức “Kém”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Tốt” với ĐTB là 4,47 và ĐLC là 0,65.
+ Mục 4 khảo sát nội dung “Tỷ lệ có việc làm sau học nghề trên 70%”. CBQL, GV đánh giá mức độ thực hiện nội dung này có sự phân tán gần như đều ở các mức “Yếu”, “Trung bình”, Khá” và “Tốt” sự chênh lệch giữa tỉ lệ người đánh giá ở các mức này không lớn, cụ thể có 28,6% đánh giá mức “Tốt”, 34,3% đánh giá mức “Khá”, 17,1% đánh giá mức “Trung bình”, 20% đánh giá mức “Yếu” và không có ý kiến đánh giá mức “Kém”. Kết quả CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được của
nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,71; ĐLC là 1,09 và kết quả này là thấp nhất so với các nội dung được khảo sát đồng thời các ý kiến đánh giá có sự phân tán.
- Kết quả đánh giá về mức độ đạt được các mục tiêu ĐTN cho LĐNT của học viên ở các Trung tâm GDNN-GDTX được ghi nhận ở bảng 2.7
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ đạt được về mục tiêu ĐTN cho LĐNT của học viên
STT Nội dung Mức độ đánh giá (%) ĐTB ĐLC TH
1 2 3 4 5
1 Kiến thức và tay nghề của
LĐNT được nâng lên 0 0 13,3 57,5 29,2 4,16 0,64 1 2 Tạo việc làm, tăng thu
nhập cho LĐNT 0 0 43,3 39,2 17,5 3,74 0,74 3
3
LĐNT có khả năng chuyển đổi và kiếm được việc làm có thu nhập cao hơn
0 1,7 40,8 39,2 18,3 3,74 0,77 3
4
LĐNT ứng dụng có hiệu quả vào trong lao động sản xuất
0 0 20 52,5 27,5 4,08 0,69 2
ĐTB chung 3,93
Lưu ý: Các mức độ đánh giá: 1: Kém; 2: Yếu; 3: Trung bình; 4: Khá; 5: Tốt.
Từ kết quả bảng 2.7 nhận thấy:
+ Mục 1 khảo sát nội dung “Kiến thức và tay nghề của LĐNT được nâng lên”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 29,2% đánh giá mức “Tốt”, 57,5% đánh giá mức “Khá”, 13,3% đánh giá mức “Trung bình” và không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” và “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 4,16 và ĐLC 0,64, kết quả đánh giá tuy ở mức “Khá” nhưng gần đạt mức “Tốt” và xếp thứ hạng cao nhất so với các nội dung được khảo sát, đồng thời sự phân tán ý kiến ít nhất.
+ Mục 2 khảo sát nội dung “Tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Trung bình” và “Khá”, cụ thể có 17,5% đánh giá mức “Tốt”, 39,2% đánh giá mức “Khá”, 43,3%
đánh giá mức “Trung bình” và không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” và “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của hai nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,74 và ĐLC lần lượt là 0,74, hai nội dung này có kết quả đánh giá thấp nhất so với các nội dung được khảo sát.
+ Mục 3 khảo sát nội dung ““LĐNT có khả năng chuyển đổi và kiếm được việc làm có thu nhập cao hơn”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Trung bình” và “Khá”, cụ thể có 18,3% đánh giá mức “Tốt”, 39,2% đánh giá mức “Khá”, 40,8% đánh giá mức “Trung bình”, 1,7% đánh giá mức “Yếu” và không có ý kiến đánh giá mức “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của hai nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 3,74 và ĐLC lần lượt là 0,77, nội dung này có kết quả đánh giá thấp nhất so với các nội dung được khảo sát.
+ Mục 4 khảo sát nội dung ““LĐNT ứng dụng có hiệu quả vào trong lao động sản xuất”. Đa số học viên điều cho rằng việc thực hiện nội dung này đạt mức độ “Khá” và “Tốt”, cụ thể có 27,5% đánh giá mức “Tốt”, 52,5% đánh giá mức “Khá”, 20% đánh giá mức “Trung bình” và không có ý kiến đánh giá mức “Yếu” “Kém”. Kết quả học viên đánh giá mức độ đạt được của nội dung này ở mức “Khá” với ĐTB là 4,08 và ĐLC 0,69, nội dung này có kết quả đánh giá đứng thứ 3 trong 4 nội dung được khảo sát.
- Từ kết quả bảng 2.6 và 2.7 cùng với sự phân tích nêu trên, cho thấy:
Đánh giá về mức độ đạt được mục tiêu ĐTN cho LĐNT ở CBQL, giáo viên và học viên đều ở mức “Khá” với điểm trung bình là 4,08 (nhóm CBQL, giáo viên) và 3,93 (nhóm học viên).
+ Đối với nhóm CBQL, giáo viên đánh giá mức độ đạt được mục tiêu “Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động kỹ thuật cao, với quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhu cầu của người sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu lao động” (ĐTB = 3,89) và mục tiêu “Tỷ lệ có việc làm sau học nghề trên 70%” (ĐTB = 3,71) là thấp nhất.
+ Đối với nhóm học viên đánh giá mức độ đạt được mục tiêu “Tạo việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT” (ĐTB = 3,74) và mục tiêu “LĐNT có khả năng chuyển đổi và kiếm được việc làm có thu nhập cao hơn” (ĐTB = 3,74) là thấp nhất.
Nhìn chung, ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, mục tiêu đạt được của ĐTN cho LĐNT chưa được đánh giá ở mức độ “Tốt” chứng tỏ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện ĐTN cho LĐNT cần phải được điều chỉnh để đáp ứng mục tiêu ĐTN cho LĐNT đặc biệt là mục tiêu "Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động kỹ thuật cao, với quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhu cầu của người sử dụng lao động trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là nhu cầu xuất khẩu lao động” và mục tiêu “Tỷ lệ có việc làm sau học nghề trên 70%”.