3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn
3.2.2. Kế hoạch hóa hoạt động ĐTN cho LĐNT tập trung ở các nội dung:
xác định nhu cầu học nghề, nghề đào tạo, đội ngũ giảng dạy và nguồn kinh phí tổ chức.
Mục tiêu của biện pháp
Qua kết quả khảo sát thực trạng, cho thấy mức độ đạt được của việc xây dựng kế hoạch hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng cơ bản thực hiện ở mức độ “Khá”. Tuy nhiên, một số nội dung trong việc thực hiện xây dựng kế hoạch được đánh giá chưa cao, cụ thể là việc xác định nhu cầu học nghề, nghề đào tạo, đội ngũ giảng dạy và nguồn kinh phí tổ chức. Vì vậy, các biện đưa ra nhằm giúp các Trung tâm thực hiện đầy đủ và tốt hơn các nội dung còn hạn chế trong quá trinh thực hiện xây dựng kế hoạch ĐTN cho LĐNT. Từ đó, kế hoạch ĐTN cho LĐNT khi xây dựng và triển khai thực hiện sẽ khả thi và thực hiện có hiệu quả hơn.
Nội dung của biện pháp
Xây dựng kế hoạch điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của LĐNT trên địa bàn. Tổ chức triển khai, tập huấn cho cán bộ, giáo viên tham gia khảo sát.
Định hướng nghề đào tạo đáp ứng được nhu cầu của người học, nhu cầu của doanh nghiệp, của xã hội và gắn đào tạo với sản xuất.
Mỗi nghề đào tạo hoặc nhóm nghề đào tạo cần phải định hướng, xác định đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy và nguồn kinh phí để đào tạo.
Cách thức thực hiện biện pháp - Đối với CBQL Trung tâm:
+ Xây dựng các bước điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu đào tạo bao gồm:
Bước 1: Xây dựng phương án điều tra, bao gồm: Mục đích điều tra; Đối tượng và phạm vi điều tra; Địa bàn và mẫu điều tra; Nội dung điều tra; Phương pháp điều tra; Thời gian điều tra; Kinh phí điều tra; Tổ chức thực hiện và tiến độ.
Bước 2: Xây dựng nội dung điều tra
Trên cơ sở phiếu điều tra được thiết kế thống nhất trong toàn quốc, Trung tâm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đơn vị, bao gồm: Phiếu khảo sát nhu cầu học nghề của lao động tại hộ gia đình, Phiếu khảo sát nhu cầu về lao động qua đào tạo nghề của cơ sở sản xuất kinh doanh (tại địa phương).
Bước 3: Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và thống kê tại địa bàn.
Đối với hộ gia đình, để thu thập được các dữ liệu cần thiết sẽ thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa trên phiếu điều tra.
Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, các phiếu điều tra sẽ gửi đến cơ sở điền và gửi về Trung tâm hoặc người được phân công điều tra.
Bước 4: Xử lí số liệu: Sau khi điều tra xong, Trung tâm tổ chức xử lý số liệu điều tra và báo cáo sơ bộ thống kê về danh sách người lao động có nhu cầu học nghề; trong đó có phân ra các nhóm đối tượng như hộ nghèo, người dân tộc và các nhóm đối tượng chính sách khác.
+ Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân cấp huyện cùng với Ủy ban nhân dân các xã, phường triển khai và cùng nhau thực hiện kế hoạch điều tra, khảo sát.
+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên tham gia điều tra, khảo sát.
+ Trên cơ sở số liệu điều tra, CBQL Trung tâm sẽ tham mưu cho Sở LĐ- TB&XH trong việc xác định danh mục nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu địa phương.
+ Từ đó, Trung tâm xây dựng kế hoạch ĐTN trong đó có các ngành nghề đào tạo đã được xác định từ kết quả điều tra, khảo sát và sẽ có bước chủ động trong việc xác định đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy, cũng như xác định nguồn kinh phí từ ngân sách hay từ các cơ sở sản xuất kinh doanh (đào tạo theo đơn đặt hàng), tránh được bị động khi sử dụng danh mục nghề đào tạo có sẵn theo phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đối với giáo viên Trung tâm:
+ Chủ động, cùng với CBQL tham gia đóng góp xây dựng và nắm rõ kế hoạch điều tra, khảo sát.
+ Xác định là lực lượng nòng cốt hướng dẫn cho cán bộ của các tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các xã, phường khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện điều tra, khảo sát.
+ Nhiệt tình tham gia cùng với địa phương thực hiện điều tra, khảo sát.
Điều kiện thực hiện biện pháp
Các cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương cấp huyện quan tâm chỉ đạo các tổ chức đoàn thể chính trị, Ủy ban nhân dân các xã, phường phối hợp, hỗ trợ Trung tâm trong việc tổ chức điều tra, khảo sát.
Trung tâm chủ động tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện tạo điều kiện cấp kinh phí hỗ trợ hoạt động điều tra, khảo sát.
CBQL Trung tâm tạo điều kiện về thời gian, các cơ sở vật chất, kinh phí cho giáo viên tham gia công tác điều tra khảo sát.