Kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 41 - 44)

1.4. Lí luận về quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung

1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Chức năng kiểm tra là chức năng cố hữu của quản lí. Không có kiểm tra sẽ không có quản lí. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý và là chức năng của mọi cấp quản lý. Kiểm tra là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Kiểm tra là một quá trình thường xuyên để phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và ngăn

chặn, xử lí. Mục đích của kiểm tra là xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay không và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân. Qua kiểm tra người quản lí cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề đặt ra (Trần Kiểm, 2014).

Nhà quản lí có thể kiểm tra các vấn đề như: kiểm tra kế hoạch, tài chính hay chuyên môn. Các bước kiểm tra bao gồm (Trần Kiểm, 2014):

- Xây dựng các tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn là những chỉ tiêu thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ.

- Đo đạc việc thực hiện: Số đo đầu ra, số đo hiệu quả, số đo kết quả, số đo năng suất.

- Điều chỉnh sai lệch: nhằm làm cho toàn bộ hệ thống đạt mục tiêu đã định, qua đó nhằm điều chỉnh, uốn nắn sai lệch so với mục tiêu, kế hoạch.

Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động ĐTN cho LĐNT tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên xuyên gồm các bước sau (Nguyễn Đức Thu, 2017):

- Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng chương trình ĐTN

Qua mỗi năm, trung tâm đều có kế hoạch kiểm tra lại chương trình, giáo trình dạy nghề xem có phù hợp với người học và với thực tiễn không? Cần phải sửa đổi, cắt bỏ hay bổ sung những gì. Đối với những nghề nông nghiệp không chỉ phù hợp với người học mà còn phải phù hợp với từng vùng miền, từng loại hình địa chất khác nhau sẽ có chương trình học khác nhau. Chỉ đạo chuyên môn xem xét để chỉnh sửa, bổ sung chương trình, giáo trình cho phù hợp. Trong những năm qua, việc kiểm tra đánh giá chương trình, giáo trình dạy nghề diễn ra thường xuyên, liên tục có hiệu quả cao. Sự đa dạng các ngành nghề, các nghề đều phù hợp với thực tiễn mỗi địa phương cũng như đáp ứng nhu cầu của người lao động đã được xây dựng. Tuy nhiên, một số chương trình còn nghèo nàn về kiến thức, chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tuyển dụng lao động.

+ Kiểm tra, đánh giá người dạy: Kiểm tra về hồ sơ theo yêu cầu của giáo viên khi lên lớp; kiểm tra trình độ, nghiệp vụ sư phạm (thông qua dự giờ); Việc quản lý học viên của giáo viên; Việc tổ chức kiểm tra, chấm bài, vào điểm;

Việc sử dụng trang thiết bị dạy học và làm đồ dùng dạy học;

Kiểm tra công tác tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (thông qua sổ tích lũy tư liệu, tự học và bồi dưỡng).

+ Kiểm tra, đánh giá người học:

Kiểm tra về kết quả, chất lượng theo yêu cầu của khóa học trong quá trình học tập bao gồm: Kiểm tra định kỳ; kiểm tra kết thúc mô- đun, môn học; thi, kiểm tra kết thúc khóa học. Kiểm tra việc thực hiện nội quy, nề nếp lớp học. Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động.

Người quản lý phải kiểm tra việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy nghề theo các yếu tố: Xây dựng chuẩn đánh giá khi thực hiện; Đánh giá phải đúng sát thực, trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu.

Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể để xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch dạy nghề phải nêu rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra... đảm bảo tính ổn định tương đối và tính khả thi của kế hoạch.

Chỉ đạo người được kiểm tra xây dựng kế hoạch tự kiểm tra và định kỳ thực hiện việc tự kiểm tra của mình trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá.

- Cách thức kiểm tra, đánh giá:

Trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá phải thành lập đoàn kiểm tra: gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên. Có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp, khi kiểm tra gián tiếp phải ủy nhiệm phân cấp rõ ràng.

Xây dựng chế độ kiểm tra: qui định thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, qui trình tiến hành.

Qui trình kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan; tránh hiện tượng người kiểm tra thì qua loa, người bị kiểm tra thì đối phó.

Kiểm tra xong phải đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời những cá nhân làm tốt; phê bình, nhắc nhở những cá nhân làm chưa tốt để họ khắc phục, sửa chữa. Đảm bảo đúng phương châm kiểm tra để thúc đẩy sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy việc thực hiện điều lệ, qui chế trung tâm ngày một tốt hơn.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện trong đó có cả các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)