1.4. Lí luận về quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Trung
1.4.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Kế hoạch hóa là hoạch định các công việc cần thực hiện một cách chủ động và khoa học. Kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên, giúp trù liệu cho việc thực hiện đạt kết quả tốt. Kế hoạch hoá là chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo, soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất. Kế hoạch hoá bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý và bị quản lý trong đơn vị (Trần Kiểm, 2014).
Tùy theo cách tiếp cận mà ta có thể phân loại kế hoạch (Trần Kiểm, 2014): - Dựa vào yếu tố thời gian: có kế hoạch dài hạn 10, 15 năm (còn gọi là kế hoạch chiến lược), kế hoạch trung hạn 5, 7 năm và kế hoạch ngắn hạn 2, 3 năm.
- Dựa vào quy mô quản lí có kế hoạch tổng thể, kế hoạch bộ phận
- Dựa vào nguồn lực giáo dục có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, kế hoạch quản lí tài chính, kế hoạch phát triển đội ngũ ...
- Dựa vào hoạt động giáo dục có KH dạy học, kế hoạch ngoại khóa, kế hoạch bồi dưỡng GV ...
Lập kế hoạch là thiết kế các bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu nhưng nguồn lực đã có và sẽ khai thác. Lập kế hoạch có hai cấp: cấp vĩ mô và cấp vi mô. Tuy nhiên, sự phân định kế hoạch vĩ mô hay vi mô tùy theo điều kiện, hoàn cảnh và theo thời gian cụ thể. Khi lập kế hoạch cần thực hiện theo các bước (Trần Kiểm, 2014):
Bước 2: Phân tích trạng thái xuất phát của đối tượng quản lí.
Bước 3: Xác định nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch. Đây là điều kiện làm cho kế hoạch khả thi.
Bước 4: Xây dựng sơ đồ khung cho việc lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch tốt sẽ giúp nhà quản lí có khả năng ứng phó với sự bất định và sự thay đổi và cho phép nhà quản lí tập trung chú ý vào các mục tiêu và tìm cách tốt nhất, tiết kiệm nguồn lực, tạo hiệu quả hoạt động cho toàn bộ tổ chức để đạt được mục tiêu và giúp nhà quản lí dễ dàng kiểm tra trong quá trình thực hiện.
Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần phải nêu được các nội dung (Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề, 2013):
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Nhu cầu học nghề
- Nghề đào tạo
- Số lượng lớp đào tạo của mỗi nghề và số lượng học viên tương ứng - Đội ngũ giáo viên, người dạy nghề
- Địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề: nêu cụ thể địa điểm tổ chức các lớp đào tạo nghề (cụ thể đến khóm, ấp) hoặc tên địa chỉ của cơ sở đào tạo nghề nếu tổ chức đào tạo nghề tại các cơ sở này ...
- Kinh phí tổ chức
- Tổ chức thực hiện kế hoạch: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị cá nhân, trong việc thực hiện kế hoạch.