Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 104 - 105)

động nông thôn ở các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, tỉnh Sóc Trăng

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp đề xuất phải hướng đến mục tiêu của hoạt động ĐTN cho LĐNT và sát với thực tế phát triển của địa phương, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội nhất là phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Các biện pháp đề xuất phải đồng bộ trong hệ thống quản lý ở các Trung tâm GDNN-GDTX. Để hoạt động ĐTN cho LĐNT đạt được chất lượng và hiệu quả mong muốn, các biện pháp quản lý phải được thực hiện đồng bộ, tác động vào mọi khâu của quá trình đào tạo, tạo ra những điều kiện tối ưu cho hoạt động ĐTN ở các Trung tâm GDNN-GDTX.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, động lự, mục đích và tiêu chuẩn của lí luận. Lí luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thật sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế. Bởi vậy, các biện pháp quản lí hoạt động ĐTN cho LĐNT được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lí, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Đảm bảo tính khả thi là một nguyên tắc quan trọng cơ bản mà nhà quản lý phải tính đến khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT. Biện pháp hay mà không phù hợp với thực tiễn, không thể thực hiện trong thực tiễn thì xem như không có giá trị, không có ý nghĩa.

Đảm bảo tính khả thi chính là sự đòi hỏi các biện pháp đề xuất có khả năng và phải được áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động ĐTN cho LĐNT ở các Trung tâm GDNN-GDTX, tỉnh Sóc Trăng một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)