Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động ĐTN cho LĐNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 114 - 117)

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn

3.2.5. Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động ĐTN cho LĐNT

Mục tiêu của biện pháp

Qua kết quả khảo sát thực trạng, việc kiểm tra, đánh giá việc xây dựng và thực hiện chương ĐTN cho LĐNT được thực hiện tốt. Tuy nhiên, việc kiểm tra, đánh giá người dạy và người học ở một số nội dung thực hiện chưa tốt. Vì vậy, việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình ĐTN trong đó có đánh giá người dạy và người học nhằm tạo ra tính đồng bộ trong các khâu của quá trình ĐTN ở Trung tâm, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hoạt động ĐTN.

Nội dung của biện pháp

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình dạy nghề trong trung tâm theo các nội dung:

Tổ chức xây dựng các tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên. Cần lập các kênh thông tin phản hồi về tình hình thực hiện quá trình ĐTN, thường xuyên tổ chức kiểm tra hồ sơ lên lớp của giáo viên.

Tổ chức xây dựng quy chế kiểm tra, đánh giá người học trong đó chú trọng kiểm tra đầu khóa học nhằm có thông tin về hiểu biết, khả năng thực hành nghề của đối tượng học nghề để từ đó có phương pháp giảng dạy thích hợp. Đồng thời, quan tâm xây dựng nội qui lớp học và tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội qui, nề nếp lớp học.

Xây dựng nề nếp tự kiểm tra, đánh giá, qua đó tạo ra tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc thực hiện nội qui, điều lệ, các qui định đối với quá trình ĐTN của Trung tâm. Làm cho công tác kiểm tra trở thành nền nếp và là nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt động quản lý.

Cách thức thực hiện biện pháp

Trên cơ sở các tiêu chí, quy chế được xây dựng, Ban Giám đốc, giáo viên được phụ trách quản lí các lớp ĐTN cho LĐNT phải thường xuyên kiểm tra đặc biệt các lớp được tổ chức tại địa phương. Để từ đó, kịp thời điều chỉnh hoạt động (nếu xét thấy có sự chênh lệch) hoặc trong Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

Căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ thể, vào đầu năm, đi đôi với công tác xây dựng kế hoạch ĐTN, Giám đốc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch ĐTN. Kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải nêu rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra... đảm bảo tính ổn định tương đối và tính khả thi của kế hoạch.

Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra, Trung tâm tiến hành tổ chức lực lượng kiểm tra, đánh giá: Ra quyết định thành lập Ban (Tổ) kiểm tra, đánh giá gồm những thành viên là Phó Giám đốc phụ trách công tác ĐTN, người có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi; phân công cụ thể và xác định quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên.

Giám đốc có thể kiểm tra trực tiếp hay gián tiếp, khi kiểm tra gián tiếp phải ủy nhiệm phân cấp rõ ràng (Phó giám đốc, Tổ trưởng Tổ ĐTN, giáo viên có uy tín).

Xây dựng chế độ kiểm tra: qui định cách làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, qui trình tiến hành. Trên cơ sở kết quả kiểm tra tiến hành tổ chức tổng hợp, phân tích, đánh giá.

Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan; tránh hiện tượng kiểm tra thì qua loa, hình thức và đối phó.

Sau kiểm tra phải đánh giá, kết luận, rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời (nếu thấy cần thiết) những cá nhân làm tốt; phê bình, nhắc nhở những cá nhân làm chưa tốt để từ đó đối tượng được kiểm tra có hướng khắc phục, sửa chữa. Đảm bảo đúng phương châm kiểm tra để thúc đẩy sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy việc thực hiện điều lệ, qui chế Trung tâm ngày một tốt hơn.

Chỉ đạo người được kiểm tra xây dựng kế hoạch tự kiểm tra và định kỳ thực hiện việc tự kiểm tra của mình trước khi tiến hành kiểm tra, đánh giá.

Người quản lý phải kiểm tra việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình ĐTN theo các yếu tố: Xây dựng chuẩn đánh giá khi thực hiện; Đánh giá phải đúng sát thực, trường hợp cần thiết có thể điều chỉnh mục tiêu.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Hàng năm, Trung tâm cần quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu tầm quan trọng của việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo. Phổ biến đầy đủ các nội qui, điều lệ, qui định của ngành, của Trung tâm liên quan đến hoạt động đào tạo đến toàn bộ CBQL, GV.

Cán bộ phận Tổ chuyên môn và cán bộ, viên chức, giáo viên Trung tâm phải xây dựng kế hoạch công tác của bộ phận, cá nhân theo từng năm, từng tháng, từng tuần một cách cụ thể, khoa học, chính xác trên cơ sở nhiệm vụ được phân công.

Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức kiểm tra, các tiêu chí đánh giá cụ thể, chi tiết và khoa học.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm tra, đánh giá. Để từ đó giúp đội ngũ làm công tác kiểm tra, đánh giá vững vàng về

chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, trung thực, khách quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên, tỉnh sóc trăng​ (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)