Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng trồng thủy sản ở Việt Nam
Thời gian gần đây, NTTS của Việt Nam phát triển rất nhanh không chỉ về chiều rộng mà còn phát triển cả về chiều sâu. Ngành NTTS đã phát triển nhanh trên tất cả các mặt: mở rộng diện tích, phát triển các hình thức nuôi tiến bộ, thâm canh tăng năng suất, đa dạng chủng loại thủy sản nuôi và phát triển mạnh các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nghề NTTS từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính tự cấp tự túc đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác, diện tích NTTS đã tăng đều đặn theo từng năm kéo theo đó thì sản lượng đưa vào nuôi trồng cũng tăng theo.
NTTS của Việt Nam đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Các đối tượng nuôi có giá trị cao có khả năng XK đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong DN và ngư dân.
- Về sản xuất
Tổng cục Thủy sản cho biết, sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 5.157,6 ngàn tấn, tăng 6,4% so với năm 2013; trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.450,8
ngàn tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm; sản lượng nuôi trồng đạt 2.7068,8 ngàn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm. NTTS năm 2014 gặp rất nhiều bất lợi với những biến động thất thường của thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đây là năm đầu tiên tỷ lệ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn so với tỷ lệ tăng sản lượng thủy sản khai thác. Nuôi tôm nhìn chung được cả mùa và giá. Đặc biệt nuôi tôm chân trắng tăng mạnh, diện tích đạt gần 24.400ha, tăng 32%, sản lượng 135,000 tấn, tăng 50% so với năm 2013. Sản phẩm tôm chân trắng đóng góp gần 20% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam năm 2014. Nuôi cá tra trong năm vẫn gặp khó khăn, do giá cá nguyên liệu trong 3 tháng cuối năm tăng mạnh, nhưng lại vào thời điểm hầu hết ao nuôi đã hết cá thịt. Nhiều người nuôi không còn khả năng đầu tư, hoặc không tin vào tăng giá bền vững năm tới nên chưa dám thả nuoi đợt mới. Tổng diện tích nuôi cá tra năm nay ước giảm 5% so với năm trước, trong đó một số địaphương giảm nhiều là Cần Thơ (-13,6%); An Giang (-9%); Bến Tre (-8,1%). Sản lượng cá tra cả năm ước đạt 1,2 triệu tấn. Tuy sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng các loài cá nuôi thu hoạch năm 2014 sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng các loài cá nuôi thu hoạch năm 2014 vẫn tăng 4,9% so với năm trước do các địa phương thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi theo hướng đa canh, với nhiều đối tượng và hình thức nuôi, nhằm vào các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa. Đáng chú ý là nuôi thủy sản trong lồng trên biển mở rộng nhanh tại các địa phương. Số lượng lồng, bè nuôi các loại tăng gần 10.000 chiếc(+9,3%) so với năm 2013, trong đó số lồng, bè nuôi biển tăng 20%. Sản phẩm thủy sản nuôi tiêu thụ rất tốt với giá cao, nhất là cá biển và tôm, cá biển giá 1kg, tôm hùm nuôi vào cuối tháng 12 lên tới 2 triệu đồng.
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản chiếm tới 60% sản lượng của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong XK và tiêu dùng thực phẩm trong nước. Vì vậy, để thực hiện thành công Chiến lược phát triển thủy sản tới năm 2020, nuôi trồng thủy sản cần được chú trọng, phát triển tương xứng tiềm năng của nó. Theo đó, Bộ NN và PTNT cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, trên cơ sở đó làm căn cứ cho các địa phương xây dựng quy hoạch từng địa bàn, chú trọng các đói tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phát triển theo hướng thâm canh; khuyến khích đa dạng đối tượng và hình thức nuôi phù hợp theo từng khu vực, thời vụ trên từng vùng.
Triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, mối liên kết trong NTTS (Tổng cục Thủy sản, 2014).
- Về xuất khẩu:
Năm 2014 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường. Trong đó tóp 10 thị trường chính gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kong, ASEAN, Australia, Canada, Mexico và Nga chiếm 85% giá trị XK.
- Thị trường Mỹ: Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), từ cuối tháng 7, nhờ các yếu tố về nguồn cung và thuế chống bán phá giá thấp, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm dự kiến tăng so với những tháng đầu năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng không cao do đồng USD vẫn ở giá cao và các nhà xuất khẩu Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường này. Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ cả năm đạt 638 triệu USD, giảm 40% so với năm trước. Do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá xuất khẩu giảm và đồng USD tăng giá, giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5 - 2 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái mà vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan 1,5 - 2 USD/kg. Tính đến 15/7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 284,6 triệu USD, giảm 50,8% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số ba thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam (Bích Hồng, 2015).
- Thị trường EU: Bên cạnh đó xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và EU giảm lần lượt 18,6% và 15,2% do đồng Yên và đồng Euro giảm giá mạnh so với đồng USD khiến các nhà nhập khẩu hạn chế mua vào hoặc tìm cách hạ giá nhập. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc cũng giảm với hai con số, lần lượt 26,1% và 19,3%. Tính đến giữa tháng 7/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28,1%. Trong đó, tôm chân trắng đạt 824,2 triệu USD, giảm 29,2%; tôm sú đạt 460,2 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước (Bích Hồng, 2015).
- Thi trường Trung Quốc: Trung Quốc là nhà sản cuất thủy sản lớn nhất thế giới, 5 năm qua, tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc luôn giữ vững mức tăng trưởng trung bình khoảng 4%/năm với cơ cấu sản phẩm được đổi mới nhanh, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm được cải thiện rõ rệt. Trung quốc là thị trường đứng thứ 5, chiếm 6,7% tỷ trọng tăng trưởng khả quan trên
26%, trị giá 419 triệu USD, nhưng tiềm ẩn mối lo ngại cho Việt Nam, vì Trung Quốc đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường XK thủy sản, nhất là mặt hàng tôm. Trung Quốc đứng thứ 4 về NK tôm từ Việt Nam với 255 triệu USD, tăng 14% chưa kể đến việc thương lái Trung Quốc thu gom tôm nguyên liệu qua đường tiểu ngạch, kể cả tôm có bơm chích tạp chất, gây xáo trộn thị trường tôm nguyên liệu trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng tôm của Việt Nam. Một số loài nuôi chính có sản lượng cao đáng kể phục vụ cho tiêu thụ trong nước và XK gồm: Cá chép, cá rô phi, cá da nheo và tôm chân trắng. Hầu hết các loại trên đều có sản lượng năm 2014 cao hơn năm 2013 (Bích Hồng, 2015).
Bảng 2.2. Sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2014 Trung Quốc năm 2014
Stt Sản phẩm Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) 1 Tôm 255.431.528 60,9 2 Cá tra 72.966.792 17,4 3 Cá các loại 45.172.402 10,8 4 Mực và bạch tuộc 24.381.568 5,8 5 Cá ngừ 13.728.754 3,3 6 Cua ghẹ và giáp xác khác 5.887.836 1,4 7 Nhuyễn thể hai mảnh vỏ 1.607.921 0,4 Tổng cộng 1.135.315.141 100,0 Nguồn: Tổng cục Thủy sản (2014)
Tôm và cá tra tiếp tục là những mặt hàng đơn lẻ có giá trị XK cao hơn 1 tỷ USD/năm, đặc biệt giá trị XK tôm lần đầu tiên cham mốc 2 tỷ USD. Đây là mặt hàng đơn lẻ thứ tư của cả nước có giá trị XK từ 2 tỷ USD/năm trở lên, sau dầu thô, gạo và cao su. Tốc độ tăng trưởng về giá trị XK tôm cũng nhanh hơn đáng kể so với tốc tăng khối lượng, giá được cải thiện mạnh. Do tình hình khan nguồn cung và nỗ lực của các DN, tỷ lệ tăng giá trị và sản lượng XK cá tra cũng đã giảm dần sự chênh lệch, giá trung bình XK cá tra được cải thiện rõ. Uy tín chất lượng sản phẩm thủy sản của nước ta ngày càng cao, XK thủy sản thực sự trở thành động lực to lớn cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, là tiền đề đểngành NTTS nước ta tiến lên CNH, HĐH.
Để khai thác và sử dụng hiệu quả tiềm năng nuôi trồng thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 về phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030, theo đó định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản theo các vùng sinh thái:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Duy trì ổn định nuôi thủy sản nước ngọt ở các tỉnh nội đồng, đối tượng nuôi cá truyền thống, cá rô phi với phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh. Phát triển nuôi ven biển các loài thủy sản nước lợ có giá trị kinh tế cao (tôm sú, tôm chân trắng, ngao, cua xanh...) theo phương thức thâm canh và bán thâm canh ở các vùng có điều kiện thích hợp. Trồng rong biển, nuôi các đối tượng hải sản khác theo phương thức hữu cơ (nuôi sinh thái). Phát triển nuôi các loài cá biển, trai ngọc, tu hài, hàu tại các khu vực ven các đảo như Cô Tô, Bái Tử Long, Cát Bà, Bạch Long Vĩ.
- Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung: Khai thác tiềm năng mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện để nuôi các đối tượng cá nước ngọt truyền thống theo hình thức thâm canh, bán thâm canh. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển, đầm phá (các loài tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, nhuyễn thể, cá cảnh biển, các loài hải đặc sản, rong biển...) theo phương thức thâm canh và bán thâm canh. Phát triển nuôi trồng các loài cá biển, rong biển... tại các vùng khu vực quanh các đảo, quần đảo.
- Vùng Đông Nam bộ: Khai thác tiềm năng mặt nước hồ chứa thủy lợi, thủy điện nuôi các đối tượng cá nước ngọt truyền thống (rô phi, lóc bông,...) theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và lồng bè. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển (các loài tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể, rong biển...) theo phương thức thâm canh, bán thâm canh. Duy trì các mô hình nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phát triển nuôi cá cảnh theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch và xuất khẩu.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Khai thác lợi thế hệ thống sông ngòi, bãi bồi ven sông phát triển nuôi thủy sản nước ngọt các đối tượng chủ yếu: Cá tra, tôm càng xanh, cá bản địa... theo hình thức thâm canh, bán thâm canh. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ khu vực cửa sông, ven biển các loài tôm sú, tôm chân trắng, nhuyễn thể (như nghêu, sò huyết, cá chẽm, cá mú...) theo phương thức thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến. Duy trì các mô hình nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn. Phát triển các mô hình nuôi trồng hải sản trên biển và ven các đảo (Tổng cục Thủy sản, 2014).
* Phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Quảng Ninh
Diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh hiện nay là 17.300 ha tăng 3,5% so với cùng kỳ, có 11.300 ha nuôi tôm, trong đó diện tích nuôi thâm canh gần 1.000 ha vàe tên 1.000 ha nuôi bán thâm canh còn lại nuôi quảng canh cổ truyền và nuôi sinh thái; có gần 2.000 ha nuôi thủy sản nước ngọt, và 1.300 ha nuôi nhuyễn thể, còn 2.700 ha nuôi các loài thủy sản khác. Toàn tỉnh có 5.278 ô lồng nuôi cá biển, tăng 1.003 ô lồng so với năm 2003, và có gần 500 ha ao, đầm và hàng chục ha rào chắn trên vịnh để nuôi cá biển. Toàn tỉnh hiện có 11 công ty, đơn vị nuôi trai cấy ngọc trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long (dẫn theo Phùng Huy Đai, 2011).
* Phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Bình.
Thái Bình là một tỉnh có truyền thống thâm canh lúa nước và đánh bắt thủy, hải sản. Với bờ biển dài trên 50 km cùng nhiều con sông lớn chạy qua địa phận của tỉnh là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy, hải sản góp phần để tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Những năm vừa qua, Thái Bình đã tập trung khá nhiều nhân lực, vật lực chuyển đổi vùng ven biển, ven sông, vùng trùng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và mô hình cá - lúa, vườn ao chuồng tổng hợp, ... góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển (Nguyên Bình, 2014).
Thái bình có truyền thống chuyển đổi từ trước những năm 2000, nhưng phong trào này thực sự phát triển khi có Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và đã chỉ đạo các địa phương trong toàn tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, trực tiếp cho tững xã, từng vùng. Thực hiện quy hoạch vùng nuôi tập trung gắn với những giải pháp cụ thể về cơ sở hạ tầng, thủy lợi. Liên kết với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm khuyến ngư, .... hàng năm mở hàng chục lớp tuập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các kiến thức về nuôi trồng thủy sản cho bà con nông dân. Đến nay tỉnh Thái Bình đã coi việc tập trung cao cho phát triển nuôi trồng thủy, hải sản như đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện mô hình thâm canh, khai thác hết diện tích đầm, bãi bồi, chuyển một phần diện tích đất nhiễm mặn, đất làm muối hiệu quả thấp chuyển sang nuôi trồng thủy, hải sản. Từ đó, dấy lên phong trào thi đua làm giầu chính đáng, xây dựng các đầm, vùng nuôi thủy, hải sản tập trung, tác động tích cực đến sự phát triển thủy sản trong toàn tỉnh. Kết quả chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp đến năm 20013, toàn tỉnh đã phát triển được diện tích nuôi trồng thủy sản là 14.426 ha, trong đó nuôi nước mặn 2.908 ha, nước lợ 3.427 ha, nước ngọt 8.614 ha. Với diện tích trên, đến nay mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt cơ bản đã được khai thác hết; trong khi đó các địa phương đang xu hướng thu hẹp diện tích nuôi thủy nước ngọt để chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp (Nguyên Bình, 2014).
* Phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, với khoảng 5.000 ha diện tích ao, hồ đầm nuôi cá và gần 5.000 ha ruộng trũng có khả năng nuôi cá kết hợp cấy lúa.
Ngoài ra, Hưng Yên có sông Hồng, sông Luộc và hệ thống sông Bắc Hưng Hải chảy qua địa bàn dài 230 km với lưu lượng nước lớn, thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa hoặc đất thịt nhẹ có độ phì khá là những điều kiện thích hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản tại Hưng Yên đạt gần 4.400 ha, trong đó diện tích nuôi thâm canh là 1.280 ha, nuôi bán thâm canh là gần