Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Khai thác Triệu tấn 94,399 94,000 89,700 90,000 89,800 94,400 NTTS Triệu tấn 49,283 52,003 52,500 55,089 57,200 63,600 Tổng sản lượng Triệu tấn 143,682 146,003 142,200 145,089 147,000 154,000 Tỷ lệ NTTS % 34,3 35,6 36,92 37,97 38,91 41,30 Nguồn: Báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc FAO (2014)
Hiện nay các nước vẫn đang không ngừng phát triển ngành NTTS cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thức nuôi trồng chủ yếu là nuôi công nghiệp. Đây là hình thức nuôi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nhưng đòi hỏi phải có chi phí lớn cùng với trình độ kỹ thuật cao.
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nuôi trồng trồng thủy sản ở Việt Nam
Thời gian gần đây, NTTS của Việt Nam phát triển rất nhanh không chỉ về chiều rộng mà còn phát triển cả về chiều sâu. Ngành NTTS đã phát triển nhanh trên tất cả các mặt: mở rộng diện tích, phát triển các hình thức nuôi tiến bộ, thâm canh tăng năng suất, đa dạng chủng loại thủy sản nuôi và phát triển mạnh các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nghề NTTS từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính tự cấp tự túc đã trở thành một nghề sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác, diện tích NTTS đã tăng đều đặn theo từng năm kéo theo đó thì sản lượng đưa vào nuôi trồng cũng tăng theo.
NTTS của Việt Nam đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Các đối tượng nuôi có giá trị cao có khả năng XK đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong DN và ngư dân.
- Về sản xuất
Tổng cục Thủy sản cho biết, sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 5.157,6 ngàn tấn, tăng 6,4% so với năm 2013; trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.450,8
ngàn tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm; sản lượng nuôi trồng đạt 2.7068,8 ngàn tấn, tăng 4,5% so với cùng kỳ và đạt 102,1% kế hoạch năm. NTTS năm 2014 gặp rất nhiều bất lợi với những biến động thất thường của thời tiết do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Đây là năm đầu tiên tỷ lệ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp hơn so với tỷ lệ tăng sản lượng thủy sản khai thác. Nuôi tôm nhìn chung được cả mùa và giá. Đặc biệt nuôi tôm chân trắng tăng mạnh, diện tích đạt gần 24.400ha, tăng 32%, sản lượng 135,000 tấn, tăng 50% so với năm 2013. Sản phẩm tôm chân trắng đóng góp gần 20% tổng giá trị XK tôm của Việt Nam năm 2014. Nuôi cá tra trong năm vẫn gặp khó khăn, do giá cá nguyên liệu trong 3 tháng cuối năm tăng mạnh, nhưng lại vào thời điểm hầu hết ao nuôi đã hết cá thịt. Nhiều người nuôi không còn khả năng đầu tư, hoặc không tin vào tăng giá bền vững năm tới nên chưa dám thả nuoi đợt mới. Tổng diện tích nuôi cá tra năm nay ước giảm 5% so với năm trước, trong đó một số địaphương giảm nhiều là Cần Thơ (-13,6%); An Giang (-9%); Bến Tre (-8,1%). Sản lượng cá tra cả năm ước đạt 1,2 triệu tấn. Tuy sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng các loài cá nuôi thu hoạch năm 2014 sản lượng cá tra giảm nhưng tổng sản lượng các loài cá nuôi thu hoạch năm 2014 vẫn tăng 4,9% so với năm trước do các địa phương thực hiện chuyển đổi và mở rộng diện tích nuôi theo hướng đa canh, với nhiều đối tượng và hình thức nuôi, nhằm vào các sản phẩm phục vụ thị trường nội địa. Đáng chú ý là nuôi thủy sản trong lồng trên biển mở rộng nhanh tại các địa phương. Số lượng lồng, bè nuôi các loại tăng gần 10.000 chiếc(+9,3%) so với năm 2013, trong đó số lồng, bè nuôi biển tăng 20%. Sản phẩm thủy sản nuôi tiêu thụ rất tốt với giá cao, nhất là cá biển và tôm, cá biển giá 1kg, tôm hùm nuôi vào cuối tháng 12 lên tới 2 triệu đồng.
Hiện nay, nuôi trồng thủy sản chiếm tới 60% sản lượng của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong XK và tiêu dùng thực phẩm trong nước. Vì vậy, để thực hiện thành công Chiến lược phát triển thủy sản tới năm 2020, nuôi trồng thủy sản cần được chú trọng, phát triển tương xứng tiềm năng của nó. Theo đó, Bộ NN và PTNT cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, trên cơ sở đó làm căn cứ cho các địa phương xây dựng quy hoạch từng địa bàn, chú trọng các đói tượng nuôi chủ lực, có giá trị kinh tế cao, phát triển theo hướng thâm canh; khuyến khích đa dạng đối tượng và hình thức nuôi phù hợp theo từng khu vực, thời vụ trên từng vùng.
Triển khai áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, mối liên kết trong NTTS (Tổng cục Thủy sản, 2014).
- Về xuất khẩu:
Năm 2014 Việt Nam XK thủy sản đi 156 thị trường. Trong đó tóp 10 thị trường chính gồm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kong, ASEAN, Australia, Canada, Mexico và Nga chiếm 85% giá trị XK.
- Thị trường Mỹ: Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), từ cuối tháng 7, nhờ các yếu tố về nguồn cung và thuế chống bán phá giá thấp, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ những tháng cuối năm dự kiến tăng so với những tháng đầu năm. Tuy nhiên, mức tăng trưởng không cao do đồng USD vẫn ở giá cao và các nhà xuất khẩu Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá trên thị trường này. Dự báo xuất khẩu tôm sang Mỹ cả năm đạt 638 triệu USD, giảm 40% so với năm trước. Do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá xuất khẩu giảm và đồng USD tăng giá, giá tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ đã bị giảm 1,5 - 2 USD/kg so với cùng kỳ năm ngoái mà vẫn cao hơn tôm Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan 1,5 - 2 USD/kg. Tính đến 15/7, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 284,6 triệu USD, giảm 50,8% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số ba thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam (Bích Hồng, 2015).
- Thị trường EU: Bên cạnh đó xuất khẩu tôm sang Nhật Bản và EU giảm lần lượt 18,6% và 15,2% do đồng Yên và đồng Euro giảm giá mạnh so với đồng USD khiến các nhà nhập khẩu hạn chế mua vào hoặc tìm cách hạ giá nhập. Xuất khẩu sang Trung Quốc và Hàn Quốc cũng giảm với hai con số, lần lượt 26,1% và 19,3%. Tính đến giữa tháng 7/2015, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,4 tỷ USD, giảm 28,1%. Trong đó, tôm chân trắng đạt 824,2 triệu USD, giảm 29,2%; tôm sú đạt 460,2 triệu USD, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước (Bích Hồng, 2015).
- Thi trường Trung Quốc: Trung Quốc là nhà sản cuất thủy sản lớn nhất thế giới, 5 năm qua, tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc luôn giữ vững mức tăng trưởng trung bình khoảng 4%/năm với cơ cấu sản phẩm được đổi mới nhanh, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm được cải thiện rõ rệt. Trung quốc là thị trường đứng thứ 5, chiếm 6,7% tỷ trọng tăng trưởng khả quan trên
26%, trị giá 419 triệu USD, nhưng tiềm ẩn mối lo ngại cho Việt Nam, vì Trung Quốc đồng thời là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường XK thủy sản, nhất là mặt hàng tôm. Trung Quốc đứng thứ 4 về NK tôm từ Việt Nam với 255 triệu USD, tăng 14% chưa kể đến việc thương lái Trung Quốc thu gom tôm nguyên liệu qua đường tiểu ngạch, kể cả tôm có bơm chích tạp chất, gây xáo trộn thị trường tôm nguyên liệu trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng tôm của Việt Nam. Một số loài nuôi chính có sản lượng cao đáng kể phục vụ cho tiêu thụ trong nước và XK gồm: Cá chép, cá rô phi, cá da nheo và tôm chân trắng. Hầu hết các loại trên đều có sản lượng năm 2014 cao hơn năm 2013 (Bích Hồng, 2015).