Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 52)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Kim Thành nằm ở phía Đông của tỉnh Hải Dương, là huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có độ nóng và độ ẩm cao. Nhiệt độ trung bình

hàng năm là 230C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.453 mm. Độ ẩm trung

bình hằng năm 85%.Có hai con sông lớn chảy qua địa bàn huyện là sông Kinh Môn và sông Rạng. Đây là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời cũng là nguồn mang lại phù sa cho đất.

Huyện Kim Thành có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như NTTS. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 5 và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua rất thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong khu vực. Ngoài ra còn có hệ thống tỉnh lộ 188 và 186 đi các huyện khác trong tỉnh.

Địa giới hành chính và tiếp giáp của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Kinh Môn, ranh giới là sông Kinh Môn.

- Phía Nam giáp huyện An Lão của TP Hải Phòng, ranh giới là sông Lạch Tray.

- Phía Tây giáp huyện Thanh Hà, ranh giới là con sông Rang. - Phía Đông giáp huyện An Dương của TP Hải Phòng

Huyện Kim Thành bao gồm 1 thị trấn và 20 xã, cụ thể như sau: + 01 thị trấn là: Thị trấn Phú Thái.

+ 20 xã bao gồm các xã sau: Thượng Vũ, Việt Hưng, Tuấn Hưng, Kim Xuyên, Phúc Thành, Kim Lương, Lai Vu, Cộng Hoà, Cổ Dũng, Kim Anh, Kim Khê, Ngũ Phúc, Kim Tân, Kim Đính, Bình Dân, Cẩm La, Đồng Gia, Liên Hoà, Đại Đức, Tam Kỳ.

- Diện tích: 163,5 km2 - Dân số: 149.500 người - Mật độ: 914 người/km2

- Với vị trí địa lý như trên, huyện Kim Thành có những lợi thế mà các địa phương khác không có, điều đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hoá trao đổi khoa học kỹ thuật với các địa phương trong và ngoài tỉnh. (Chi cục thống kê huyện Kim Thành, 2016).

a, Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện nghiêng dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đất đai được hình thành do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông Thái Bình, địa hình tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên do đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Kim Thành tồn tại nhiều sông ngòi ăn sâu vào nội đồng tạo thành những vùng úng cục bộ. Địa mạo đất đai nằm trong vùng đồng bằng phù sa, thuộc dải đất của sản phẩm phù sa do các con sông lớn tạo thành điển hình là sông Hồng và sông Thái Bình. Đất đai tương đối phì nhiêu và mầu mỡ, độ sâu canh tác từ 15cm đến 18cm. Vì vậy phù hợp với việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại cây rau màu thực phẩm khác cũng như phát triển nuôi cá.

b, Thủy văn mực nước

Huyện Kim Thành có hệ thống sông ngòi tự nhiên khá dầy đặc, nằm ngoài khu vực trị thủy của sông Hồng. Do chịu ảnh hưởng của thủy triều nên mực nước của 3 con sông là sông Rạng, sông Kinh Môn và một phần sông Lạch Tray làm chênh lệnh giữa đầu nguồn và cuối nguồn rất cao, điều này ngoài mang lợi cho huyện về giao thông thủy, nguồn nước tưới tiêu còn phải thường xuyên đối phó với nguy cơ úng lụt. Ngoài nguồn nước của các con sông chính thì hệ thống sông ngòi, ao, hồ, đầm rất phong phú tạo nên một lượng nước lớn thuận lợi cho việc NTTS của dân.

c, Thời tiết khí hậu

Huyện Kim Thành thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ nên khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và có gió bão, mùa đông thường lạnh, khô hanh, cuối mùa có sương muối. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23-24 0C, có ngày nhiệt độ lên đến 39 0C, thấp nhất là 10-11 0Ctập trung vào tháng 1 và tháng 2 hàng năm. Độ ẩm bình quân năm là 89-90%, số giờ nắng trung bình là 1400- 1500 giờ/năm. Lượng mưa bình quân năm khoảng 1600 đến 1800mm tập trung vào khoảng tháng 6 tháng 7 tháng 8 nên thường gây tình trạng thừa nước úng lụt cục bộ vào mùa hè. Khí hậu thời tiết của huyện đã tạo cho huyện có khả năng phát triển cây trồng vật nuôi đa dạng cũng như phát triển NTTS với nhiều loại sản phẩm chất lượng khác nhau.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế

3.1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất

Theo Chi cục Thống kê huyện Kim Thành hiện trạng sử dụng đất của huyện như sau:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016 STT Nội dung 2014 2015 2016 So sánh Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Tổng cộng 11172 11386 11508 101,92 101,07 I Đất nông nghiệp 6317 56,54 6454 56,68 6495 56,44 102,17 100,64 101,4 1 Đất sx nông nghiệp 5990 53,62 6011 52,79 6031 52,41 100,35 100,33 100,34 2 Đất nuôi trồng thủy sản 320 2,86 435 3,82 453 3,94 135,94 104,14 120,04 3 Đất nông nghiệp khác 7 0,06 8 0,07 9 0,08 114,29 112,5 113,39

II Đất phi nông nghiệp 4840 43,32 4919 43,20 5001 43,46 101,63 101,67 203,30

1 Đất ở 1480 13,25 1799 15,8 1830 15,90 121,55 101,72 111,64

Đất ở đô thị 45 0,40 49 0,43 52 0,45 108,89 106,12 107,51

Đất ở nông thôn 1735 15,53 1750 15,4 1779 15,46 100,86 101,66 101,26

2 Đất chuyên dùng 2185 19,56 2199 19,31 2215 19,25 100,86 100,73 100,8

3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 25 0,22 26 0,23 28 0,24 104 107,69 105,85

4 Đất nghĩa trang nghĩa đại 90 0,81 100 0,88 106 0,92 111,11 106 108,56

5

Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng 760 6,80 795 6,98 821 7,13 104,61 103,27 103,94

Như vậy Diện tích đất nông nghiệp tăng đều so với các năm, bình quân mỗi năm tăng khoảng 1,4%. Đất dùng cho NTTS bình quân mỗi năm tăng 20,04%. Kim Thành là huyện đất chật người đông, đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp chỉ có 0,057 ha/người (mức bình quân chung của tỉnh là 0,062ha/người). Do áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên hệ số sử dụng đất nông nghiệp của huyện khá cao đạt 2,54 lần, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh.

Trong những năm gần đây, do thu nhập cao và ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên phong trào nuôi trồng thủy sản ở huyện Kim Thành phát triển khá mạnh trên khai thác tiềm năng khu vực bãi triều và chuyển đổi diện tích đất 2 vụ lúa bất bênh. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã tăng nhanh từ 320 ha năm 2014 lên 453 ha năm 2016. Kim Thành đã hoàn thành chương trình dồn ô đổi thửa theo chủ trương trung của tỉnh Hải Dương nên đã từng bước được xóa bỏ tình trạng đất canh tác manh mún, mỗi hộ tối đa chỉ còn 5 thửa so với 11 thửa trước đây. Toàn bộ diện tích triều trũng cấy lúa không hiệu quả được chuyển đổi sang đào ao lập vườn nuôi trồng thủy sản (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Thành, 2016).

3.1.2.2. Lao động

Lực lượng lao động trong độ tuổi của huyện năm 2016 có 77.674 người, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu. Trong 5 năm vừa qua huyện đã có nhiều giải phap thu hút lao động nhất là lao động trẻ vào làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn và các hoạt động phi nông nghiệp khác nhưng tỷ lệ lao động nông nghiệp còn chiếm hơn 78,85% lực lượng lao động, bình quân 2,6 lao động nông nghiệp/hộ. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông nghiệp khá cao

(khoảng 40,2%) (Chi cục Thống kê huyện Kim Thành, 2016).

Do vậy phát triển nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng đi phù hợp để tạo việc làm nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp hiện nay.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Những năm qua cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh của huyện Kim Thành có sự phát triển mạnh.

Tổng giá trị sản xuất tăng liên tục trong 03 năm từ năm 2014 là 2.151,777 tỷ đồng lên đến 2.508,09 tỷ đồng năm 2016, bình quân 03 năm tăng 8,00%.

huyện. Tỷ trọng này tăng liên tục trong 03 năm từ 1.369,477 tỷ đồng năm 2014 lến đến 1.608,550 tỷ đồng năm 2016, bình quân tăng 8,38%.

Nông nghiệp phát triển khá, năm 2016 là năm tiếp tục thực hiện đề án "Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020". Chăn nuôi trong tỉnh nói chung và huyện Kim Thành nói riêng có bước phát triển khá toàn diện, chuyển dịch theo hướng hàng hóa, tập trung gắn với đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành được nhiều cơ sở chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại qui mô lớn (tỷ trọng sản lượng thịt của các cơ sở chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, trang trại đối với chăn nuôi gia cầm chiếm khoảng 52%, chăn nuôi lợn chiếm khoảng 35%) góp phần nâng sản lượng thịt và hiệu quả trong chăn nuôi.

Giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 127,296 tỷ đồng năm 2014 lên159,624 tỷ đồng năm 2016, bình quân 03 năm tăng 11,18%. Tỷ trọng Thủy sản tăng cao nhất trong ngành nông nghiệp, đây là bước đột phá, hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, coi sản xuất thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. (Chi cục Thống kê huyện Kim Thành, 2016).

Tỷ trọng các ngành có sự biến đổi chủ yếu là do xu hương phát triển của huyện trong những năm gần đây là phát triển công nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, nhà máy, khu sản xuất. Lĩnh vực công nghiệp thu hút nhiều lao động vì công việc ổn định và mức lương cao hơn sản xuất nông nghiệp. Lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển, các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông, vận tải phát triển khá.

Như vậy sự chuyển biến cơ cấu như trên của kinh tế huyện Kim Thành là sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với các lợi thế chung của tỉnh Hải Dương nói chung và của huyện Kim Thành nói riêng, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế của huyện phát triển nhanh và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 3.2 Giá trị sản xuất của các ngành trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2015/2014 2016/2015 BQ Tổng giá trị sản xuất 2.151,777 100,00 2.324,076 100,00 2.508,09 100,00 108,00 108,00 108,00 1. Nông nghiệp 1.369,477 63,64 1.485,556 63,92 1.608,550 64,10 108,48 108,28 108,38 - Trồng trọt 630 46,0 701,15 47,20 765,22 47,60 111,30 109,13 110,21 -Thủy sản 127,296 9,40 146,568 9,70 159,624 9,92 113,35 109,00 111,18 - Chăn nuôi 610,18 45,60 637,84 42,94 683,71 42,50 104,53 107,19 105,86

3. Công nghiệp - xây dựng 670,15 31,14 718,28 30,91 768,20 31,02 107,18 107,00 107,10

4. Dịch vụ 112,15 5,21 120,24 5,17 121,34 4,84 107,21 101,00 104,11

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Kim Thành (2016).

3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

a, Hạ tầng kỹ thuật

Nằm ở vị trí trung tâm của vùng tam giác kinh tế trọng điểm phí Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên huyện Kim Thành có hệ thống giao thông thuận lợi, có đầy đủ các loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt và đường thủy. Về đường bộ có quốc lộ 5 chạy qua địa bàn với chiều dài 17,5km, đường tỉnh lộ 188 với chiều dài 16km, hệ thống đường giao thông nội địa với tổng chiều dài 646km toàn bộ đã được trải nhựa và bê tông hóa 100%. Đường thủy với hệ thống sông Kinh Môn, sông Rạng và sông Lạch Tray với tổng chiều dài 55km, dọc tuyến các con sông. Có 25 điểm tập kết vật liệu xây dựng là các bến cảng nội địa. Về đường sắt có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua với chiều dài 17,5km, có 3 điểm ga là Phú Thái, Lai Khê, Phạm Xá (Ủy ban nhân dân huyện Kim Thành, 2016).

Việc phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Thành, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững, sử dụng tốt và tiết kiệm quỹ đất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Hiện nay trên địa bàn có 3 khu công nghiệp tập trung đó là: Khu công nghiệp Tàu thủy Lai vu với diện tích 200ha; khu công nghiệp Cổ Dũng (200ha); khu công nghiệp Phú Thái (75ha); cụm công nghiệp Quỳnh Phúc (50ha); khu công nghiệp Kim Lương (70ha). Xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút đầu tư vào địa bàn.

b, Hệ thống cấp điện

Hiện nay, hệ thống điện trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng như cầu sử dụng. Hệ thống cấp điện của huyện Kim Thành được đầu tư tương đối tốt. Năm 2015 tổng công suất của các máy biến áp đạt 20240 KVA, 100% số xã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Hệ thống lưới điện có tổng chiều dài đường dây là 366km, gồm 3 loại đường dây 35KV, 10KV, 0,4KV. (Ủy ban nhân dân huyện Kim Thành, 2016).

c, Hệ thống cấp nước

Trên địa bàn huyện hiện có 4 điểm cấp nước sạch là nhà máy nước: Thị Trấn Phú Thái, Kim Tân, Cổ Dũng và Thượng Vũ. Có 3 nhà máy mới được xây dựng là nhà máy nước: Đồng Gia, Kim Xuyên và Ngũ Phúc. Ngoài ra trên địa bàn

huyện có 22375 bể chưá nước mưa, 22393 giếng khơi, 1516 giếng khoan. Nước sinh hoạt của người dân hiện chủ yếu là sử dụng nước máy, nước sông, nước giếng khơi, nước mưa và nước giếng khoan có bể lọc, còn một số bộ phận vẫn sử dụng nước tự nhiên từ nước mưa, sông hồ. Tính đến năm 2016 có 90% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh (Công ty cổ phần nước sạch Hải Dương, 2016).

d, Hệ thống thông tin liên lạc

Ngành bưu chính viễn thông đã có sự tiến bộ vượt bậc, từng bước phát triển nang cao chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Các Bưu, Cục đều được mở điện thoại đường dài, phát hành báo chí, chuyển tiền, bưu kiện qua bưu điện.

Hiện nay, huyện đã có tổng đài tự động và đường dây cáp quang, có 21 điểm Bưu điện văn hóa xã, có 6782 máy điện thoại chiếm 8,6% tổng số máy điện thoại toàn tỉnh, bình quân 3,9 máy trên 100 dân. (Ủy ban nhân dân huyện Kim Thành, 2016).

3.1.3. Đặc điểm Văn hóa - xã hội

3.1.3.1. Giáo dục và đào tạo

Sự nghiệp giáo dục của huyện tiếp tục phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Duy trì bền vững kết quả phổ cập giáo dục các cấp bậc học, phát huy hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng. Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm, đầu tư. Đến hết năm 2016, toàn huyện có 39 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 03 trường so với cùng kỳ; tỷ lệ kiên cố lớp học các cấp đạt 85,92%. Công tác đổi mới giáo dục được triển khai theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa XI). Tăng cường quản lý việc dậy thêm, học thêm, thu và quản lý sử dụng các nguồn thu theo quy định (Ủy ban nhân dân huyện Kim Thành, 2016).

3.1.3.2. Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia về y tế, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn 11,2%. Chủ động triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống dịch bệnh. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tăng cường, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ chênh lệnh giới tính khi sinh 110 trẻ nam/100 trẻ nữ (Năm 2015: 115 trẻ nam/100 trẻ nữ), giảm 5

cháu so với năm 2015. Công tác xây dựng xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế tiếp tục được quan tâm thực hiện, hết năm 2015 toàn huyện có 11 xã đạt tiêu chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)