4.1.1 .Tổng quan về phát triển NTTS của huyện Kim Thành
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản
4.2.5. Phân tích SWOT trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành
Kim Thành
Phân tích SWOT nhằm có cách nhìn tổng quát về các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình thực hiện phát triển Nuôi trồng thủy sản của huyện, để tận dụng phát huy điểm mạnh, nắm bắt cơ hội, khắc phục điểm yếu nhằm mục đích phát triển nuôi trồng thủy sản, tìm đầu ra cho sản phẩm thủy sản tại huyện. Bảng 4.24. Phân tích SWOT trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
- Chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho thầu và chuyển đổi đất chiêm trũng sang nuôi trồng thủy sản (nuôi cá).
- Điều kiện tự nhiên, đất đai, điều kiện thủy hóa, sinh hóa thích hợp cho sản xuất nuôi trồng thủy sản.
- Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy sản lợi khá đầy đủ cung cấp nguồn nước thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Lao động có kinh nghiệm, năng động trong sản xuất, cần cụ trong lao động.
- Thời gian đấu thầu ngắn.
- Trình độ học vấn của hộ nuôi còn thấp và không đều nhau, còn nhiều hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, trình độ thâm canh còn hạn chế.
- Diện tích nuôi trồng thủy sản còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ - Cơ sở hạ tầng cho nuôi cá còn kém chủ yếu do các hộ nuôi cá tự đầu tư, ít được sự hỗ trợ của chính quyền.
- Tiêu thụ chủ yếu là bán cho tư thương và bán lẻ tại các chợ trong vùng, chưa có công ty nào đứng ra thu mua.
"Nhà tôi nuôi cá 10 năm nay nhưng chưa thấy Nhà nước có chính sách hỗ trợ bà con về tìm đầu ra và bao tiêu sản phẩm. Nhiều khi sản phẩm nuôi ra không tiêu thụ được, cá của chúng tôi chủ yếu là bán cho thương lái nên còn bị phụ thuộc giá, giá cả bấp bênh, nhiều khi lợi nhuận không cao, thua lỗ. Rất mong Nhà nước quan tâm hơn nữa có chính sách hỗ trợ sản phẩm đầu ra cho bà con ổn định yên tâm sản xuất". Ông Nguyễn Văn Nam, hộ NTTS, Thôn Phú Nội - Xã Bình Dân, lúc 9h30 ngày 28/3/2017
- Cơ sở sản xuất giống của tỉnh chưa đáp ướng được nhu cầu con giống đa phần phải nhập giống từ Trung Quốc, không kiểm soát được chất lượng con giống.
- Còn yếu trong khâu bảo quản, chế biến. Khó khăn trong kiểm dịch thủy sản.
Cơ hội (O) Thách thức (T)
- Nhu cầu thủy sản tại các địa phương và thành phố ngày càng tăng.
- Thị trường thủy sản trên thế giớ ngày càng mở rộng.
- Đảng và nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nuôi cá. - Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi cá ngày càng được hoàn thiện. - Xuất hiện nhiều giống thủy sản đặc sản cho giá trị kinh tế cao.
- Nguồn thức ăn công nghiệp phong phú, giống, thức ăn được cung ứng đến tận chủ hộ (ao nuôi)
- Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Hạn chế trong tiếp cận các thông tin về thị trường và các chính sách thị trường, chưa chủ động được thị trường.
- Môi trường ngày càng khắc nhiệt, khó tránh khỏi những thiệt hại do thiên tao, dịch bệnh xảy ra.
- Giá cả bấp bênh, thị trường yêu cầu ngày càng cao về chất lượng.
- Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp. - Quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh
- Nguồn nước cung cấp cho nuôi trồng thủy sản ngày càng ô nhiễm nặng.
- Giá thành sản xuất ngày càng gia tăng
ST OW
- Hiệu quả từ các mô hình nuôi cá cao hơn nhiều so với mô hình trồng lúa và chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mặt khác quá trình đô thị hóa nhanh làm người dân khó phát triển các mô hình nuôi cá
- Mặt hàng thủy sản còn nhiều cơ hội để mở rộng thị trường vì vậy cần đầu tư nâng cao trình độ người dân, từng bước phân vùng sản xuất chuyên canh nuôi cá nhằm giảm chi phí sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm có như vậy mới tăng sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị
trường trong nước cũng như quốc tế.
- Lực lượng lao động chính là thanh niên lại có xu hướng chuyển sang làm các nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề phi nông nghiệp làm cho huyện thiếu nguồn lao động để phát triển NTTS và tận dụng những điểm mạnh mà huyện có
- Ngày càng xuất hiện nhiều giống thủy sản đặc sản có giá trị cao được thị trường ưa chuộng như: Cá trắm đen, cá điêu hồng, chày mắt đỏ, chạy...đòi hỏi người dân cần nhanh nhạy trong chuyển đổi giống mới vào áp dụng trong sản xuất.
SO WT
- Trên cơ sở diện tích nuôi đã có cần mở rộng chuyển đổi diện tích lúa
- Nguồn nước ô nhiễm nặng, trình độ nông dân hạn chế, cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản kém...nên
chiên trũng cho năng suất thấp, quy hoạch hợp lý các mô hình nuôi thủy sản để tạo thành vùng nuôi cung cúng thủy sản cho các thị trường trong và ngoài nước
mô hình nuôi thủy sản chậm phát triển mặt khác thách thức càng gia tăng như quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, thị trường yêu cầu ngày càng cao vào sản phẩm, thời tiết thay đổi theo hướng bất lợi cho sản xuất... đòi hỏi nông dân cần nâng cao trình độ, và nhà nước cần có chính sách nhằm hỗ trợ tích cực nhằm khắc phục những yếu điểm đồng thời hạn chế những thách thức mà người nuôi đang gặp phải.
- Cần mở rộng các lớp tập huấn, giới thiệu các giống thủy sản đặc sản mới có năng suất, chất lượng và có giá trị kinh tế cao để các hộ nuôi thủy sản có thể tiếp thu áp dụng vào sản xuất cho sản lượng và chất lượng thủy sản ngày càng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Mặt khác nhà nước cần có chính sách cho người dân nuôi thủy sản thầu đất với thời gian thầu dài hơn để họ có thể yên tâm đầu tư và phát triển các mô hình nuôi thủy sản.
- Tận dụng hệ thống đường giao thông tương đối hoàn thiện cần chủ động liên hệ với các công ty, siêu thị... chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm thủy sản để giá trị nuôi thủy sản ngày càng ổn định không bị tư thương ép giá.
SW OT
- Chính quyền cần tạo điều kiện cho các hộ nuôi hơn nữa như tăng cường tập huấn, tăng thời gian đấu thầu đất cho hộ nuôi thủy sản, đầu tư cơ sở hạ tầng... nhằm thúc đẩy ngành nuôi thủy sản phát triển hết tiềm năng sẵn có.
- Thị trường nuôi thủy sản ngày càng rộng mở nhưng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều đòi hỏi người nuôi thủy sản phải thay đổi phương thức canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất có như vậy mới giải quyết được vấn đề trên đồng thời hạn chế được những thay đổi bất thường của thời tiết những gần đây.
- Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện nhưng thủy sản sản xuất ra còn nhỏ lẻ manh mún, chất lượng chưa cao nên chỉ bán được cho tư thương và các chợ trong vùng nên chưa phát triển được ra các thị trường khác
- Thị trường có nhiều giống thủy sản đặc sản cho giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi người nuôi thủy sản cần học hỏi thêm nhiề để có kỹ thuật và biết thị trường tiêu thụ tránh bị ép giá.