Điều kiện sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 98 - 107)

4.1.1 .Tổng quan về phát triển NTTS của huyện Kim Thành

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản

4.2.2. Điều kiện sản xuất

4.2.2.1. Vốn đầu tư

Bảng 4.18. Nguồn vốn đầu tư của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Theo Quy mô nuôi Theo công thức nuôi

Bình quân (Tr.đ/ha) QM Lớn (Tr.đ/ha) QM TB (Tr.đ/ha) QM Nhỏ (Tr.đ/ha) CT 1 (Tr.đ/ha) CT 2 (Tr.đ/ha) CT3 Rô phi (Tr.đ/ha) Tổng số vốn cho NTTS 174,7 138,92 126,56 134,12 135,2 148,53 143,01 1. Vốn tự có 110 90 87 70 73 80 85 2. Vốn đi vay 64,7 48,92 39,56 64,12 62,2 68,53 58,01 -NH Nông nghiệp 20,5 10 10 10,5 11,5 14 12,75 - Vay hội phụ nữ 8,5 9,5 7,5 8,5 8 8,5 8,42

- Vay tư nhân 8 8 6 10,7 12,5 13,3 9,75 - NH chính

sách 10 8,5 7,5 10 10,5 8,5 9,17

- Bạn bè, họ

hàng 10 8,5 5 15,8 11,3 13,5 10,68

- Khác 7,7 4,42 3,56 8,62 8,4 10,73 7,24 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất của mình. Vốn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, không có vốn hoặc thiếu vốn sẽ dẫn tới năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao và khó mở rộng quy mô sản xuất. Đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành NTTS nói riêng do có tính mùa vụ nên để đáp ứng cho nhu cầu kịp thời thì lượng vốn cần thiết có ý nghĩa quyết định đến năng suất

và hiệu quả của ngành. Lượng vốn NTTS của các hộ trên địa bàn huyện Kim Thành gồm có vốn tự có và vốn đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, vốn đi vay chiếm một nửa. Tổng bình quân đầu tư cho 1 ha NTTS hết 143,01 triệu đồng, trông đó vốn tự có 85 triệu đồng, vốn đi vay 58,01 triệu đồng. Theo Quy mô nuôi, Quy mô lớn vốn đầu tư là 174,7 triệu đồng/ha, quy mô trung bình vốn đầu tư là 138,92 triệu đồng/ha, thấp nhất là quy mô nhỏ 126,56 triệu đồng/ha. Theo công thức nuôi, Công thức 1 nuôi ghép cá Trắm, chép, mè, trôi vốn đầu tư 134,12 triệu đồng/ha, công thức 2 Trắm, chép, mè, trôi, rô phi vốn đầu tư là 135,2 triệu đồng/ha, công thức 3 nuôi chuyên canh cá rô phi vốn đầu tư là 148,53 triệu đồng/ha. Như vậy quy mô nuôi càng lớn hay nuôi chuyên canh và thâm canh với mật độ dầy thì vốn đầu tư càng nhiều và cho sản lượng thu càng cao. Có thể thấy lượng vốn đầu tư càng nhiều thì giá trị sản xuất thu được càng cao và không phải đầu tư quá nhiều lao động mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay tuy đã có một vài tổ chức hỗ trợ nhưng thiếu vốn vẫn là tình trạng phổ biến. Hầu hết các hộ ở đây đầu tư đều là vốn tự có hoặc đi vay mượn từ anh em, bạn bè họ hàng. Cũng vì thiếu vốn đầu tư nên cơ sở hạ tầng của xã chưa được khang trang, không có kinh phí để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống bờ bao xung quanh nên việc phát triển NTTS của xã cũng như của huyện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả trong NTTS chưa đạt được mức tiềm năng của vùng. Khi được hỏi thì hầu hết hộ phản ánh rằng họ gặp khó khăn khi vay vốn, thủ tục vay vốn thường rườm rà, lãi suất lại cao mà lượng vốn vay quá ít nên dịch vụ tín dụng, ngân hàng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân.

4.2.2.2. Lao động, trình độ của người lao động

Bảng 4.19. Trình độ lao động của các hộ điều tra

STT Diễn giải ĐVT

Địa bàn Xã

Chung Tam Kỳ Đại Đức Bình Dân

1 Số lao động BQ/hộ Người 2,6 2,4 2,0 2,33 2 Tuổi bình quân Tuổi 52 51,5 51,8 51,77 3 Kinh nghiệm NTTS BQ Năm 14,5 13,6 13 13,7 4 Trình độ học vấn

- Cấp I % 6,06 8,33 7,5 7,3

- Cấp II % 70,2 70,8 71,5 70,83

- Cấp III % 17,72 16,7 18,5 17,64

- Sơ cấp, trung cấp % 6,02 4,17 2,5 4,23 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Lao động và trình độ lao động được sử dụng có tác dụng khá lớn đến hiệu quả kinh tế của NTTS. Theo điều tra lao động của các hộ NTTS là những người có độ tuổi trên 51 tuổi, hầu hết người nuôi đều chưa được đào tạo qua trường lớp về nuôi mà chủ yếu là các hộ tự tìm tòi, học hỏi từ các mô hình trước, qua sách báo, internet, nuôi theo kinh nghiệm, một số hộ được học qua tuyên truyền tập huấn,...nên đa số các hộ gặp khó khăn trong việc phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Trình độ của hộ nuôi hầu hết tốt nghiệp hết cấp 2 chiếm 70,83%; cấp 3 chiếm 17,64%; sơ cấp và trung cấp chiếm 4,23%. Kết quả này cho thấy trình độ của người lao động là tương đối cao, đây là một lợi thế trong việc tiếp thu khoa học công nghệ, ứng dụng các kỹ thuật nuôi mới vào trong sản xuất.

Độ tuổi lao động trung bình của các hộ nuôi là khá cao trên 51 tuổi, cho thấy ngành này không thuy hút lao động trẻ. Hiện nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thi hóa diễn ra quá nhanh đã thu hút một lượng lớn lao động trẻ ở nông thôn vào làm việc tại các khu công ngiệp, các dịch vụ của tỉnh làm mất đi lượng lớn lao động trẻ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông, lâm, thủy sản đây cũng là một khó khăn lớn cho ngành NTTS. Do đó, thời gian tới cần phải có những chính sách, định hướng đúng để thu hút lao động cho NTTS.

4.2.2.3. Cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung

Hệ thống cơ sở hạ tầng ảnh hưởng rất lớn cho việc phát nuôi trồng thủy sản, đó là hệ thống kênh mương, trạm bơm, hệ thống điện, hệ thống giao thông. Để NTTS nói chung và các mô hình nuôi cá nói riêng trên địa bàn huyện Kim Thành có thể phát triển một cách ổn định bền vững thì nhất thiết phải có quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng hợp lý cho vùng nuôi. Việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có ý nghĩa quan trọng tạo ra năng suất cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung thuận lợi cho các dịch vụ đi kèm như giống, thức ăn, thuốc hóa chất, tiêu thụ sản phẩm và liên kết giữa các hộ, đồng thời thành lập Hợp tác xã Thủy sản (HTX) tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được hưởng chính sách miễn giảm thủy lợi phí.

Thời gian qua, tỉnh Hải Dương đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và đã đi vào khai thác bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần vào nâng cao thu nhập cho người dân tại các xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện), xã Minh Hòa (huyện Kinh Môn); xã Tiên Động, (huyệnTứ Kỳ); xã Tam Kỳ và xã Đại Đức (huyện Kim Thành); Bắc sông Cửu An (huyện Ninh Giang); xã Cẩm Hoàng (huyện Cẩm Giàng)…Từ đó đã hình thành HTX Thủy sản điều hành

chung cho vùng, có hệ thống điện lưới riêng cho vùng, một số HTX được hưởng chính sách miễn giảm thủy lợi phí, hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật thuận lợi do đã tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật tại HTX; hệ thống dịch vụ cá giống, thức ăn thuốc hóa chất tập trung, trao đổi kỹ thuật thuận lợi, giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm tập trung, hạn chế bị ép giá.

Qua điều tra cho thấy tại các vùng NTTS tập trung hệ thống cơ sở hạ tầng được nhà nước đầu tư cơ bản hoàn thiện, những vùng đang xây dựng tiến độ còn chậm. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng NTTS tập trung cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người nuôi.

Hộp 4.1. Ảnh hưởng của hệ thống cấp thoát nước đến NTTS

"Từ ngày gia đình chuyển ra vùng NTTS tập trung. Tôi thấy rất hài lòng về hệ thống cấp thoát nước, luôn luôn chủ động. Không như trước khi chưa tham gia vào vùng quy hoạch, ao nuôi trong làng việc cấp thoát nước gặp rất nhiều khó khăn phụ thuộc rất lớn và hệ thống thủy lợi của nông nghiệp"

Ông Nguyễn Văn Huệ, hộ NTTS, Thôn Kỳ Côi - Xã Tam Kỳ, lúc 9h30 ngày 27/3/2017

Bên cạnh đó các hộ không nằm trong vùng NTTS tập trung, hệ thống điện cũng như việc cấp thoát nước phục vụ cho sản xuất gặp nhiều khó khăn do phải phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi của nông nghiệp. Một số hộ tự kéo điện ra ao nuôi, vấn đề ô nhiễm nguồn nước vẫn xẩy ra do ảnh hưởng của nước thải từ các nhà máy công nghiệp, nước thải sinh hoạt, lượng dư thừa thuốc bảo vệ thực vật ở đồng ruộng ...làm ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản của địa phương.

Một số nơi tại vùng NTTS tập trung giao thông vẫn chưa được cải thiện, mặc dù đường chính đã được bê tông hóa nhưng con đường dẫn vào khu nuôi cá vẫn là đường đất, chất lượng đường xuống cấp nhiều ổ voi, ổ gà gây khó khăn cho việc vận chuyển đầu vào và đầu ra. Vì vậy, UBND tỉnh cũng như UBND huyện cần có những chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hợp lý đồng thời các xã cần liên kết với các hộ nuôi cá trên địa bàn mình quản lý để tìm ra hướng đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện thực thế.

Có thể nhận thấy, nuôi trồng thủy sản tập trung là hướng phát triển cho nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Kim Thành nói

riêng, tuy nhiên quy hoạch vẫn còn chậm tiến độ, cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất, ảnh hưởng đến phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung của huyện vì thế cần có biện pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung hiện nay.

4.2.2.4. Giống

Con giống là yếu tố quyết định tới kết quả sản xuất của hộ NTTS. Giống tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao và năng suất bình quân của đối tượng nuôi cao. Khi đó, sản lượng thu hoạch được trên 1 đơn vị diện tích lớn, đem lại giá trị sản xuất cao. Từ đó nâng cao được hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích nuôi.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 09 cơ sở sản xuất cá giống và Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Miền Bắc đóng trên địa bàn tỉnh, các cơ sở sản xuất giống bao gồm 05 Công ty cổ phần cá giống, 01 Trại cá, 01 HTX thủy sản và 02 hộ tư nhân có bể cho cá sinh sản nhân tạo, ương dưỡng cá giống, trong đó có 03 cơ sở chuyên sản xuất cá rô phi đơn tính là: Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt Miền Bắc đóng trên địa bàn tỉnh, Công ty cổ phần cá giống Nam Sách và trại cá Tứ Kỳ; còn lại các cơ sở có nhiệm vụ chính là sản xuất cá bột, cá hương, cá giống các loại phục vụ cho phong trào nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Tổng sản lượng cá bột, cá hương, cá giống các loại năm 2016 sản xuất và tiêu thụ ước đạt: 2.360 triệu con; trong đó cá bột các loại: 1.650 triệu con, cá hương 325 triệu con; cá giống 385 triệu con; sản lượng cá rô phi giống là 42,5 triệu con. Sản lượng giống trong tỉnh đáp ứng được 46,3% tổng sản lượng cá giống các loại, còn ;lại các hộ đều phải mua con giống từ nơi khác về ương dưỡng sau đó nuôi thương phẩm. Những con giống có giá trị cao được tư nhân nhập từ Trung Quốc, Philipin... về ương dưỡng thành cá giống sau đó cung cấp cho các hộ nuôi nên giá thành khá cao do đó làm tăng chi phí cho sản xuất của hộ nuôi (Chi cục thủy sản Hải Dương, 2016).

Việc chuẩn bị con giống để phục vụ quá trình nuôi trồng thủy sản là một bước khởi đầu trong sản xuất, nhưng đôi lúc nông hộ gặp những rủi ro về con giống đó là mua phải cá giống kém chất lượng, vì vậy nuôi chậm lớn, hay bị bệnh đặc biệt là cá rô phi đẻ nhiều... tất cả đều ảnh hưởng đến kết quả nuôi trồng thủy sản của nông hộ.

Bảng 4.20 Tình hình sử dụng con giống của các hộ theo Quy mô nuôi và theo công thức nuôi

(ĐVT:% số hộ điều tra)

Chỉ tiêu

Theo Quy mô nuôi Theo công thức nuôi

Bình quân (n=90) QM lớn (n=10) QM TB (n=30) QM nhỏ (n=50) Công thức 1 (n=32) Công thức 2 (n=44) CT 3 Rô phi (n=14) I. Nguồn gốc giống mua

1. Trại cá 12,5 15,5 20,3 25,2 19,5 8,7 16,95 2. Người bán dong 0 0 4,3 7,3 4,3 0 2,65 3. Nhập khẩu 54,5 45,5 25,5 20,4 36,7 55,7 39,72 4. Tư nhân 27,5 25,3 20,7 19,5 20,3 27,3 23,43 5. Thương lái 5,5 9,3 15,6 15,3 10,5 5,7 10,32 6. Hợp tác xã 0 4,4 13,6 12,3 8,7 2,6 6,93

II. Giống cá có qua kiểm dịch không

1. Có 48,7 37,24 19,47 15,32 35,7 50,3 34,46 2. Không 51,3 62,76 80,53 84,68 64,3 49,7 65,55

III. Hiểu biết về nguồn gốc giống

1. Biết rõ 87,34 78,63 61,23 45,23 56,7 90,23 69,89 2. Biết sơ qua 12,66 21,37 35,57 37,52 29,84 7,5 24,077 3. Không biết 0 0 3,2 17,25 13,46 2,27 6,03

IV. Vấn đề quan tâm về giống

1. Chất lượng 86,67 80,12 65,32 70,52 82,31 91,3 79,37

2. Giá cả 0 0 0 0 0 0 0

3. Cả hai 13,33 19,88 34,68 29,48 17,69 8,7 20,63

V. Đánh giá chung về chất lượng con giống

1. Tốt 76,34 69,37 66,57 68,53 73,57 83,46 72,97 2. Trunh bình 21,53 27,56 27,67 23,18 20,12 13,86 22,32 3. Kém 2,13 3,07 5,76 8,29 6,31 2,68 4,707 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua số liệu điều tra cho thấy nguồn giống chủ yếu là nhập khẩu bình quân chiếm 39,72%, từ tư nhân bình quân chiếm 23,43%, từ các trại bình quân chiếm 16,95%, thấp nhất từ người bán dong bình quân chiếm 2,65%. Nguồn giống nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu là cá rô phi, như vậy nguồn giống trong tỉnh chưa đáp ứng được chất lượng cho người nuôi, cá giống nhập khẩu giá thành cao ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của hộ nuôi. Giống cá được nhập khẩu về hầu như chưa qua kiểm dịch bình quân chiếm 65,55%. Hộ nuôi mua giống từ tư nhân hoặc trực tiếp nhập giống từ Trung quốc qua công ty Phương Anh tại TP. Móng cái - tỉnh Quảng Ninh. Giống cá được đưa về địa phương hầu như chưa được kiểm dịch điều này phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nuôi sau này.

Bên cạnh đó, sự hiểu biết về nguồn gốc con giống đang là vấn đề đặt ra đối với người nuôi. Bình quân có khoảng 69,89%biết rõ nguồn gốc con giống, bình quân có khoảng 6,03% hộ nuôi là không biết rõ nguồn gốc con giống chủ yếu là các hộ nuôi theo quy mô nhỏ chiếm 3,2%, theo công thức 1 (Trắm, chép, mè, trôi), đó là những hộ nuôi với diện tích nhỏ và nuôi cá truyền thống là chủ yếu. Hiện nay, người hộ nuôi cá rất quan tâm về vấn đề con giống. Đa số các hộ quan tâm đến chất lượng con giống khi mua, nhưng sự hiểu biết và thông tin chủ yếu là kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Một số hộ quan tâm đến đồng thời cả chất lượng và giá cả con giống để chọn mua, không hộ nào chỉ quan tâm đến giá cá. Qua số liệu điều tra cho thấy chất lượng con giống mà hộ mua đều tốt, chỉ có số ít hộ mua phải giống kém làm ảnh hưởng quá trình sản xuất

4.2.2.5. Thức ăn thủy sản

Chi phí lớn nhất và chủ yếu nhất trog nuôi cá đó là chi phí cho thức ăn nuôi trồng thủy sản. Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản, thức ăn trong nuôi trồng thủy sản có 02 loại: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

- Thức ăn tự nhiên là loại thức ăn có sẵn trong môi trường tự nhiên như các loài rong tảo và các sinh vật phù du động vật là những cơ thể sinh vật sống và phát triển trong hệ thống nuôi hoặc sinh vật được nuôi có thể dùng làm thức ăn cho động vật thuỷ sản như: các vi khuẩn cho đến các tảo và thực vật bậc cao sống trong nước đến các động vật sống lơ lửng trong nước hoặc động vật sống đáy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)