Cần có chính sách giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 113)

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2016) Như vậy, việc phát triển nuôi trồng thủy sản đã được các cấp chính quyền Như vậy, việc phát triển nuôi trồng thủy sản đã được các cấp chính quyền quan tâm, tuy nhiên, các chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay của cả tỉnh nói chung và địa phương nói riêng hiện nay còn ít. Các cơ chế hỗ trợ, các chương trình thủy sản thì các chính sách được đưa ra còn chậm và không thường xuyên. Do đó phát triển nông nghiệp hầu hết tập trung nhiều cho phát triển ngành trồng trọt còn với ngành thủy sản người dân chưa mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất, không phát huy hết được tiềm năng diện tích sử dụng.

4.2.5. Phân tích SWOT trong phát triển nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành Kim Thành

Phân tích SWOT nhằm có cách nhìn tổng quát về các điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức trong quá trình thực hiện phát triển Nuôi trồng thủy sản của huyện, để tận dụng phát huy điểm mạnh, nắm bắt cơ hội, khắc phục điểm yếu nhằm mục đích phát triển nuôi trồng thủy sản, tìm đầu ra cho sản phẩm thủy sản tại huyện. Bảng 4.24. Phân tích SWOT trong nuôi trồng thủy sản tại huyện Kim Thành

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Chính quyền tạo điều kiện thuận lợi cho thầu và chuyển đổi đất chiêm trũng sang nuôi trồng thủy sản (nuôi cá).

- Điều kiện tự nhiên, đất đai, điều kiện thủy hóa, sinh hóa thích hợp cho sản xuất nuôi trồng thủy sản.

- Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy sản lợi khá đầy đủ cung cấp nguồn nước thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản.

- Lao động có kinh nghiệm, năng động trong sản xuất, cần cụ trong lao động.

- Thời gian đấu thầu ngắn.

- Trình độ học vấn của hộ nuôi còn thấp và không đều nhau, còn nhiều hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, trình độ thâm canh còn hạn chế.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ - Cơ sở hạ tầng cho nuôi cá còn kém chủ yếu do các hộ nuôi cá tự đầu tư, ít được sự hỗ trợ của chính quyền.

- Tiêu thụ chủ yếu là bán cho tư thương và bán lẻ tại các chợ trong vùng, chưa có công ty nào đứng ra thu mua.

"Nhà tôi nuôi cá 10 năm nay nhưng chưa thấy Nhà nước có chính sách hỗ trợ bà con về tìm đầu ra và bao tiêu sản phẩm. Nhiều khi sản phẩm nuôi ra không tiêu thụ được, cá của chúng tôi chủ yếu là bán cho thương lái nên còn bị phụ thuộc giá, giá cả bấp bênh, nhiều khi lợi nhuận không cao, thua lỗ. Rất mong Nhà nước quan tâm hơn nữa có chính sách hỗ trợ sản phẩm đầu ra cho bà con ổn định yên tâm sản xuất". Ông Nguyễn Văn Nam, hộ NTTS, Thôn Phú Nội - Xã Bình Dân, lúc 9h30 ngày 28/3/2017

- Cơ sở sản xuất giống của tỉnh chưa đáp ướng được nhu cầu con giống đa phần phải nhập giống từ Trung Quốc, không kiểm soát được chất lượng con giống.

- Còn yếu trong khâu bảo quản, chế biến. Khó khăn trong kiểm dịch thủy sản.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Nhu cầu thủy sản tại các địa phương và thành phố ngày càng tăng.

- Thị trường thủy sản trên thế giớ ngày càng mở rộng.

- Đảng và nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển nuôi cá. - Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi cá ngày càng được hoàn thiện. - Xuất hiện nhiều giống thủy sản đặc sản cho giá trị kinh tế cao.

- Nguồn thức ăn công nghiệp phong phú, giống, thức ăn được cung ứng đến tận chủ hộ (ao nuôi)

- Nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Hạn chế trong tiếp cận các thông tin về thị trường và các chính sách thị trường, chưa chủ động được thị trường.

- Môi trường ngày càng khắc nhiệt, khó tránh khỏi những thiệt hại do thiên tao, dịch bệnh xảy ra.

- Giá cả bấp bênh, thị trường yêu cầu ngày càng cao về chất lượng.

- Thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp. - Quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh

- Nguồn nước cung cấp cho nuôi trồng thủy sản ngày càng ô nhiễm nặng.

- Giá thành sản xuất ngày càng gia tăng

ST OW

- Hiệu quả từ các mô hình nuôi cá cao hơn nhiều so với mô hình trồng lúa và chăn nuôi. Tuy nhiên hiện nay nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mặt khác quá trình đô thị hóa nhanh làm người dân khó phát triển các mô hình nuôi cá

- Mặt hàng thủy sản còn nhiều cơ hội để mở rộng thị trường vì vậy cần đầu tư nâng cao trình độ người dân, từng bước phân vùng sản xuất chuyên canh nuôi cá nhằm giảm chi phí sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm có như vậy mới tăng sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị

trường trong nước cũng như quốc tế.

- Lực lượng lao động chính là thanh niên lại có xu hướng chuyển sang làm các nghề tiểu thủ công nghiệp và các nghề phi nông nghiệp làm cho huyện thiếu nguồn lao động để phát triển NTTS và tận dụng những điểm mạnh mà huyện có

- Ngày càng xuất hiện nhiều giống thủy sản đặc sản có giá trị cao được thị trường ưa chuộng như: Cá trắm đen, cá điêu hồng, chày mắt đỏ, chạy...đòi hỏi người dân cần nhanh nhạy trong chuyển đổi giống mới vào áp dụng trong sản xuất.

SO WT

- Trên cơ sở diện tích nuôi đã có cần mở rộng chuyển đổi diện tích lúa

- Nguồn nước ô nhiễm nặng, trình độ nông dân hạn chế, cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản kém...nên

chiên trũng cho năng suất thấp, quy hoạch hợp lý các mô hình nuôi thủy sản để tạo thành vùng nuôi cung cúng thủy sản cho các thị trường trong và ngoài nước

mô hình nuôi thủy sản chậm phát triển mặt khác thách thức càng gia tăng như quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, thị trường yêu cầu ngày càng cao vào sản phẩm, thời tiết thay đổi theo hướng bất lợi cho sản xuất... đòi hỏi nông dân cần nâng cao trình độ, và nhà nước cần có chính sách nhằm hỗ trợ tích cực nhằm khắc phục những yếu điểm đồng thời hạn chế những thách thức mà người nuôi đang gặp phải.

- Cần mở rộng các lớp tập huấn, giới thiệu các giống thủy sản đặc sản mới có năng suất, chất lượng và có giá trị kinh tế cao để các hộ nuôi thủy sản có thể tiếp thu áp dụng vào sản xuất cho sản lượng và chất lượng thủy sản ngày càng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Mặt khác nhà nước cần có chính sách cho người dân nuôi thủy sản thầu đất với thời gian thầu dài hơn để họ có thể yên tâm đầu tư và phát triển các mô hình nuôi thủy sản.

- Tận dụng hệ thống đường giao thông tương đối hoàn thiện cần chủ động liên hệ với các công ty, siêu thị... chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm thủy sản để giá trị nuôi thủy sản ngày càng ổn định không bị tư thương ép giá.

SW OT

- Chính quyền cần tạo điều kiện cho các hộ nuôi hơn nữa như tăng cường tập huấn, tăng thời gian đấu thầu đất cho hộ nuôi thủy sản, đầu tư cơ sở hạ tầng... nhằm thúc đẩy ngành nuôi thủy sản phát triển hết tiềm năng sẵn có.

- Thị trường nuôi thủy sản ngày càng rộng mở nhưng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều đòi hỏi người nuôi thủy sản phải thay đổi phương thức canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất có như vậy mới giải quyết được vấn đề trên đồng thời hạn chế được những thay đổi bất thường của thời tiết những gần đây.

- Hệ thống giao thông tương đối thuận tiện nhưng thủy sản sản xuất ra còn nhỏ lẻ manh mún, chất lượng chưa cao nên chỉ bán được cho tư thương và các chợ trong vùng nên chưa phát triển được ra các thị trường khác

- Thị trường có nhiều giống thủy sản đặc sản cho giá trị kinh tế cao nhưng đòi hỏi người nuôi thủy sản cần học hỏi thêm nhiề để có kỹ thuật và biết thị trường tiêu thụ tránh bị ép giá.

4.3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRỒNG THỦY SẢN

4.3.1. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành Với mục tiêu phát triển thủy sản theo hướng bền vững, tỉnh Hải Dương Với mục tiêu phát triển thủy sản theo hướng bền vững, tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Kim Thành nói riêng sẽ không tăng diện tích nuôi mà chú trọng vào nâng cao năng suất và đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, nuôi thân thiện với môi trường.

Dựa trên định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương, huyện Kim Thành đưa ra một số định hướng phát triển thủy sản tập trung vào:

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội.

Tập trung hình thành và phát triển các vùng nuôi thủy sản hàng hóa lớn, đồng thời khuyến khích phát triển nuôi thủy sản trên tất cả các loại hình mặt nước để vừa tăng nhanh tỷ trọng của ngành nuôi thủy sản trong cơ cấu kinh tế của huyện, tăng thu nhập cho người nông dân vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh thực phẩm cho người dân ở vùng nông thôn của huyện.

Phát triển thủy sản theo quy hoạch, tránh tình trạng tự phát; chuyển từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang phát triển theo hướng thâm canh bền vững, đảm bảo nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm; đồng thời chú trọng đáp ứng các yêu cầu về môi trường và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật.

Ưu tiên tập trung ứng dụng khoa học kỹ thuật ở những vùng đã lập quy hoạch, chú trọng phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở những xã đủ tiêu chí nông thôn mói phù hợp với quy hoạch phát triển chung của ngành, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hoàn chỉnh.

Phát triển nuôi thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực, các đối tượng có giá trị kinh tế cao; tiếp tục đa dạng hóa đối tượng; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, thực hiện quy trình nuôi và kiểm soát dịch bệnh theo mô hình VietGAP tạo sản phẩm sạch phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Phối hợp với các ngành nông nghiệp để sử dụng có hiệu quả nhất loại hình mặt nước ruộng trũng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cho người

nông dân. Chú ý phát triển hình thức canh tác đa canh đảm bảo kết hợp canh tác nông nghiệp với thủy sản một cách phù hợp để đa dạng hóa đối tượng canh tác, vừa đảm bảo anh ninh lương thực vừa làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất của người nông dân.

Phát triển kinh tế hộ gia đình theo mô hình trang trại vừa và nhỏ khuyến khích các hộ gia đình có diện tích nuôi lớn, tăng cường đầu tư vào nuôi thủy sản để vừa phát triển kinh tế gia đình vừa đóng góp vào mục tiêu phát triển dân giàu nước mạnh của Đảng và Chính Phủ.

4.3.2. Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản

4.3.2.1. Hoàn thiện và quản lý quy hoạch phát triển NTTS gắn với phát triển kinh tế

Tình trạng phát triển thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng đang diễn ra một cách tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, thiếu tập trung hiện nay là vấn đề bất cập mà huyện Kim Thành cũng như Tỉnh Hải Dương gặp phải. Càng ngày, yêu cầu của người tiêu dùng càng cao về chất lượng thực phẩm, trong đó có thực phẩm thủy sản và người tiêu dùng tập trung quan tâm nhiều vào vấn đề như an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường sinh thái...

Các dự án xây dựng vùng NTTS tập trung của huyện cũng như của tỉnh nhìn chung tiến độ không đạt kế hoạch, kéo dài đã nhiều năm. Nguyên nhân do dự án khu NTTS tập trung cần nhiều vốn lớn việc phân bổ ngân sách lại không tập trung. Một số nhà tư vấn năng lực còn hạn chế, quá trình thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần. Trình độ khoa học kỹ thuật về NTTS trong dân còn hạn chế, đầu tư vốn cho nuôi trồng thủy sản tập trung vào mua ruộng, chuyển đổi, đào ao, mua con giống, thức ăn lại trong cùng thời điểm, mặt khác nông dân vốn dự trữ ít vì thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Công tác giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn vì khu dự án chủ yếu là đất công điền, đã chia khoán.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành thủy sản còn nghèo nàn, việc tổ chức và quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản còn hạn chế. Để ngành NTTS của tỉnh nói chung của huyện Kim Thành nói riêng phát triển bền vững, trong thời gian tới huyện Kim Thành cũng như tỉnh Hải Dương cần sớm định hướng quy hoạch phát triển ngành thủy sản một cách đúng đắn:

Nhanh chóng quy hoạch đầu tư cụm, vùng nuôi thủy sản, tập trung lớn với công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững.

Xây dựng hệ thống dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống chất lượng tốt, thức ăn công nghiệp và dịch vụ phòng trừ dịch bênh, bảo đảm sau thu hoạch.

Chính quyền huyện cần quy hoạch các vùng NTTS theo hướng sản xuất công nghiệp quy mô lớn (dồn điền, đổi thửa...), quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để nuôi thủy sản vùng chuyển đổi, tăng cường thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, quy hoạch rõ ràng theo mức độ thâm canh, bán thâm canh; giảm dần hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, chú trọng phát triển hình thức nuôi thâm canh, sản xuất hàng hóa, tăng cường nuôi giống mới có năng suất, chất lượng cao ở các dạng mặt nước, nhất là diện tích chuyển đổi.

Trong công tác quy hoạch, cần đặc biệt tập trung tới hệ thống các công trình chung phục vụ sản xuất như hệ thống thủy lợi cho nuôi cá, hệ thống điện, giao thông... đản bảo không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác ở trong vùng, cảnh quan môi trường. Tránh tình trạng quy hoạch thiếu tính toán kỹ lưỡng gây ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác, nhất là gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh.

4.3.2.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Để NTTS phát triển bền vững, hạn chế tình trạng tự phát, manh mún, các cấp, các ngành và các địa phương cần tiếp tục phối hợp, quản lý, thực hiện tốt việc phát triển NTTS tập trung vào những nội dung sau:

Tập trung, ưu tiên các nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là những vùng sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng an toàn và những vùng chuyên canh.

Phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu cho cả nông nghiệp và thủy sản. Tiến hành bê tông hóa các kênh mương cấp 1 và cấp 2 để nâng cao hiệu quả lưu chuyển nước.

Cần xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thủy lợi cho vùng có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung đặc biệt là vùng đang có thủy lợi yếu kém.

Từng bước tiến hành cải tạo và nâng cấp toàn bộ hệ thống cấp và thoát nước đảm bảo tính độc lập của 2 hệ thống này trong các vùng nuôi, đảm bảo chất lượng nước trước khi vào ao nuôi và sau khi thải ra môi trường để phòng tránh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)