Nguồn vốn đầu tư của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 98 - 99)

Bảng 4 .15 Hiệu quả kinh tế cho 1ha của các hộ nuôi cá theo quy mô nuôi

Bảng 4.18 Nguồn vốn đầu tư của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Theo Quy mô nuôi Theo công thức nuôi

Bình quân (Tr.đ/ha) QM Lớn (Tr.đ/ha) QM TB (Tr.đ/ha) QM Nhỏ (Tr.đ/ha) CT 1 (Tr.đ/ha) CT 2 (Tr.đ/ha) CT3 Rô phi (Tr.đ/ha) Tổng số vốn cho NTTS 174,7 138,92 126,56 134,12 135,2 148,53 143,01 1. Vốn tự có 110 90 87 70 73 80 85 2. Vốn đi vay 64,7 48,92 39,56 64,12 62,2 68,53 58,01 -NH Nông nghiệp 20,5 10 10 10,5 11,5 14 12,75 - Vay hội phụ nữ 8,5 9,5 7,5 8,5 8 8,5 8,42

- Vay tư nhân 8 8 6 10,7 12,5 13,3 9,75 - NH chính

sách 10 8,5 7,5 10 10,5 8,5 9,17

- Bạn bè, họ

hàng 10 8,5 5 15,8 11,3 13,5 10,68

- Khác 7,7 4,42 3,56 8,62 8,4 10,73 7,24 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất của mình. Vốn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, không có vốn hoặc thiếu vốn sẽ dẫn tới năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao và khó mở rộng quy mô sản xuất. Đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành NTTS nói riêng do có tính mùa vụ nên để đáp ứng cho nhu cầu kịp thời thì lượng vốn cần thiết có ý nghĩa quyết định đến năng suất

và hiệu quả của ngành. Lượng vốn NTTS của các hộ trên địa bàn huyện Kim Thành gồm có vốn tự có và vốn đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, vốn đi vay chiếm một nửa. Tổng bình quân đầu tư cho 1 ha NTTS hết 143,01 triệu đồng, trông đó vốn tự có 85 triệu đồng, vốn đi vay 58,01 triệu đồng. Theo Quy mô nuôi, Quy mô lớn vốn đầu tư là 174,7 triệu đồng/ha, quy mô trung bình vốn đầu tư là 138,92 triệu đồng/ha, thấp nhất là quy mô nhỏ 126,56 triệu đồng/ha. Theo công thức nuôi, Công thức 1 nuôi ghép cá Trắm, chép, mè, trôi vốn đầu tư 134,12 triệu đồng/ha, công thức 2 Trắm, chép, mè, trôi, rô phi vốn đầu tư là 135,2 triệu đồng/ha, công thức 3 nuôi chuyên canh cá rô phi vốn đầu tư là 148,53 triệu đồng/ha. Như vậy quy mô nuôi càng lớn hay nuôi chuyên canh và thâm canh với mật độ dầy thì vốn đầu tư càng nhiều và cho sản lượng thu càng cao. Có thể thấy lượng vốn đầu tư càng nhiều thì giá trị sản xuất thu được càng cao và không phải đầu tư quá nhiều lao động mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay tuy đã có một vài tổ chức hỗ trợ nhưng thiếu vốn vẫn là tình trạng phổ biến. Hầu hết các hộ ở đây đầu tư đều là vốn tự có hoặc đi vay mượn từ anh em, bạn bè họ hàng. Cũng vì thiếu vốn đầu tư nên cơ sở hạ tầng của xã chưa được khang trang, không có kinh phí để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống bờ bao xung quanh nên việc phát triển NTTS của xã cũng như của huyện còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả trong NTTS chưa đạt được mức tiềm năng của vùng. Khi được hỏi thì hầu hết hộ phản ánh rằng họ gặp khó khăn khi vay vốn, thủ tục vay vốn thường rườm rà, lãi suất lại cao mà lượng vốn vay quá ít nên dịch vụ tín dụng, ngân hàng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân.

4.2.2.2. Lao động, trình độ của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)