Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển nuôi trồng thủy sản tại một số
số tỉnh nước ta
Nghề nuôi trồng thủy sản đang là nghề kinh tế mũi nhọn của huyện Kim Thành cũng như tỉnh Hải Dương. Phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương đang là hướng đi đúng đắn của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương trong giai đoạn hiện nay. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản đã tận dụng được những diện tích đất hoang hóa không sử dụng được cho sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất
không có hiệu quả, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế một cách toàn diện; tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, nâng cao đời sống của người dân. Ngoài ra còn góp phần nâng cao trình độ tổ chức và quản lý, trình độ khoa học, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên Phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện còn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng và còn chứa đựng một số nhân tố thiếu tính bền vững. Mặc dù phát triển nuôi trồng của huyện Kim Thành đã hình thành những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, song hiện nay hầu hết phát triển nuôi trồng thủy sản ở địa phương còn mang yếu tố tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
- Một là để nghề nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành nói riêng cũng như của tỉnh Hải Dương nói chung phát triển một cách bền vững cần phải có sự quy hoạch vùng nuôi đối với từng địa phương và chuyển giao khoa học kỹ thuật tới hộ nuôi để tránh hạn chế rủi ro;
- Hai là ngoài việc tập trung phát triển nuôi cá truyền thống, cá rô phi cần có sự hỗ trợ của nhà nước về vốn, kỹ thuật, nghiên cứu nuôi các loại cá giống mới có hiệu quả kinh tế cao, thích nghi được với thời tiết khắc nhiệt hạn chế được dịch bệnh.
- Ba là các cấp, các ngành cần có biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương để tránh làm ô nhiễm môi trường nước, gây dịch bệnh cho thủy sản và khai thác cạn kiệt nguồn lợi tự nhiên, đảm bảo vừa tăng thu nhập vào ngân sách địa phương cũng như phát triển nuôi cá một cách bền vững.
- Bốn là về Khuyến nông: Nông dân không thể tiếp thu chính xác các tiến bộ kỹ thuật về canh tác nếu không có trình độ văn hóa và không có sự hướng dẫn thường xuyên của cơ quan khuyến nông.
- Năm là tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường: Các nước đang phát triển đều cho rằng, sản xuất nhỏ, phân tán và manh mún ở các hộ gia đình là nguyên nhân gây ra sự không đồng đều về sản phẩm và gây khó khăn cho việc thu gom và tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống Marketing do tư nhân đảm nhiệm chưa làm tốt chức năng phân phối lưu thông. Để ổn định giá và lưu thông nông sản, chính phủ đã thực hiện chương trình đảm bảo giá tiêu thụ theo hợp đồng hoặc thu mua trực tiếp, điều chỉnh thị trường bán buôn, ổn định cung qua kế hoạch sản xuất.
- Sáu là liên hiệp HTX đối với nông dân. Có cửa hàng bán lẻ khắp nơi to như siêu thị loại lớn, giuos nông dân trong vùng bán được sản phẩm; giúp tiêu thụ sản phẩm tại chỗ, không mất chi phí di chuyển nên giá bán lẻ rất thấp, người mua rất đông.
- Bẩy là áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mở rộng diện tích nuôi theo quy hoạch vùng; không mở rộng diện tích nuôi một cách một cách nhỏ lẻ, phân tán không có kiểm soát. Thị trường đầu ra ổn định và đảm bảo cho người nuôi.