Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 26 - 29)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản

2.1.3.1. Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản

Mục đích của quy hoạch là sắp xếp và bố trí lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất và tổ chức sản xuất hợp lý mang tính cụ thể và bền vững nó là khâu rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất.

Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ ràng các vùng đảm bảo đủ các điều kiện về yếu tố tự nhiên, con người cũng như nhân lực và thuận tiện trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Diện tích nuôi trồng thủy sản là chỉ tiêu phản ánh quy mô nuôi trồng thủy sản trong kỳ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ thủy sản của các cấp các ngành.

Chuyển đổi những vùng sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản sẽ tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân. Xây dựng những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung diện tích lớn để áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, phòng trừ dịch bệnh, liên kết sản xuất và tiêu thụ.

Tuy nhiên việc phát triển các vùng NTTS tập trung cần phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng vùng. Hiện nay hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều nuôi với quy mô còn nhỏ. Để phát triển nuôi trồng thủy sản thì cần quy hoạch vùng sản xuất tập trung phù hợp với tình hình thực tiễn, đặc điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên ở địa phương nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất nông sản, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. (Viện kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, 2013).

2.1.3.2 Xác định cơ cấu nuôi hợp lý

Tập trung nghiên cứu quy mô nuôi, hình thức nuôi (nuôi quảng canh, nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh…) phù hợp, hình thức nuôi theo hộ gia đình hay theo mô hình sản xuất tập trung là phù hợp. Loại thủy sản nào phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Kim Thành, phù hợp nhu cầu thị trường.

2.1.3.3. Mở rộng quy mô NTTS và gia tăng năng suất, sản lượng

Phát triển nuôi trồng thủy sản là phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng nuôi. Biến động diện tích nuôi trồng thủy sản chính là quá trình tăng lên về quy mô diện tích của từng hộ và của toàn huyện. Sự tăng lên cả về số lượng hộ tham gia sản xuất và cả quy mô sản xuất của từng hộ. Mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự gai tăng về năng suất và sản lượng nuôi. Ngoài ra việc chọn giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây biến động năng suất và sản lượng nuôi.

Tăng năng suất và sản lượng cá nuôi bằng cách áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt.

Muốn phát triển nuôi trồng thủy sản thì cần tăng diện tích nuôi bằng chuyển đổi diện tích mặt nước hoang hóa, diện tích cấy lúa bấp bênh hiệu quả kinh tế kém trở thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hình thức thâm canh, bán thâm canh với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và cải tạo mặt nước hoang hóa (dẫn theo Phạm Thị Hường, 2013).

2.1.3.4. Áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất

Trong tiến trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn không thể thiếu công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất. Nghiên cứu mô hình sản xuất áp dụng khoa học kỹ thuật sẽ làm tăng cả về chất và lượng cho sản phẩm nông nghiệp. Ứng dụng khoa học công nghệ nhằm làm giảm sức lao động của con người đồng thời nâng cao năng suất vật nuôi. Ứng dụng các nghiên cứu khoa học sản xuất cá giống mới có giá trị kinh tế cao thích hợp tại địa phương, chống chịu được biến đổi của thời tiết, kháng được bệnh tật và cho năng suất cao. Để đáp ứng được vấn đề này đòi hỏi Trạm khuyến nông huyện phối hợp với các xã trên địa bàn huyện thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao KHKT cho các hộ nuôi trồng thủy sản về các biện pháp kỹ thuật nuôi và chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá nuôi. Các hộ nuôi cá có rất nhiều hộ chỉ nuôi theo kinh nghiệm, không áp dụng các tiến bộ KHKT dẫn đến

hiệu quả, năng suất không cao. Vì vậy tuyên truyền cho người nuôi trồng thủy sản thay đổi tập quán nuôi là một vấn đề đáng quan tâm.

Áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật, quy trình kỹ thuật nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobaGap nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường, cạnh tranh được với các sản phẩm trong nước cũng như nước ngoài (Nguyễn Quang Linh, 2011).

2.1.3.5. Bảo vệ môi trường và xử lý dịch bệnh

Qua trình phát triển nuôi trồng thủy sản phải đặc biết quan tâm đến bảo vệ môi trường để nhằm khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống, bảo tồn tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái thủy sinh. Bảo vệ môi trường còn góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất thủy sản, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo. Do vậy bảo vệ môi trường và xử lý dịch bệnh là nội dung cơ bản không thể tách rời trong phát triển thủy sản, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững thủy sản. (Nguyễn Thanh Phương và cs., 2009)

2.1.3.6. Kết quả và hiệu quả của phát triển nuôi trồng thủy sản

Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm được đánh giá bởi kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả nuôi trồng thủy sản là sự tăng về quy mô và diện tích, khối lượng sản phẩm thủy sản và tổng giá trị sản phẩm thủy sản. Để thấy được phát triển nuôi trồng thủy sản có hiệu quả hay chưa cần đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất, năng suất, sản lượng, giá trị sản xuất của phát triển nuôi trồng thủy sản diễn biến qua các năm.

Về sản lượng: Sản lượng cá nuôi tăng dần theo thời gian với việc tăng diện tích nuôi và tăng số hộ tham gia vào sản xuất.

Về tăng năng suất: Tức là làm tăng sản lượng thủy sản trên một đơn vị diện tích với việc áp dụng cá giống có chất lượng tốt và đấu tư thêm các yếu tố đầu vào phù hợp.

Về giá trị sản xuất: Trên cơ sở tăng về năng suất và sản lượng, sản phẩm thủy sản vẫn giữ nguyên vẹn được chất dinh dưỡng, thịt chắc và thơm ngon đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Hiệu quả kinh tế: So sánh tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả, hiệu quả kinh tế đơn thuần như sản phẩm, thu nhập hỗn hợp và lãi… nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí, thúc đẩy phát triển chuối trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)