Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 29 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTTS

2.1.4.1. Điều kiện tự nhiên

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ví đây là ngành đòi hỏi môi trường khắt khe. Nếu nguồn nước, khí hậu, môi trường đột ngột thay đổi sau các diễn biến của thời tiết như bão, gió mùa Đông Bắc, giông, mưa phùn, sường mù nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ ảnh hướng rất xấu đến kết quả sản xuất của người dân, thậm chí có khi dẫn đên mất trắng. Cụ thể như sau:

- Diện tích đất: là một yếu tố quan trọng trong phát triển nuôi trồng thủy sản, diện tích lớn thuận lợi cho phát triển nuôi trồng, áp dụng các biện pháp kĩ thuật, khoa học công nghệ cao, giảm giá thành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại diện tích nhỏ, manh mún khó đưa công nghệ tiên tiến vào, khó quy hoạch vùng sản xuất.

- Môi trường nước: vai trò của yếu tố môi trường nước với nuôi trồng thủy sản rất quan trọng thậm chí là quyết định, bởi vì nghề nuôi trồng thủy sản trước hết là nghề “nuôi nước”. Môi trường ao nuôi là nguồn lây nhiễm bệnh chính và ảnh hưởng đến sức khỏe của động vật nuôi, do vậy quản lý tốt môi trường ao nuôi sẽ nâng cao sức khỏe của động vật nuôi, giúp động vật nuôi lớn nhanh, giảm chi phí sản xuất. Giảm thiểu sử dụng nước là điều kiện thiết yếu của mô hình nuôi tiên tiến và có trách nhiệm với môi trường do giảm được chi phí bơm nước, giảm khả năng đưa chất độc hại vào môi trường ao nuôi.

- Khí hậu: Yếu tố khí hậu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển thủy sản, nó có thể kìm hãm hoặc thúc đẩy sự phát sinh và lan tràn dịch bệnh cho vật nuôi. Ngày nay, biến đổi khí hậu là vấn đề rất đáng lo ngại đối với ngành thủy sản. Khí hậu biến đổi mạnh mẽ làm nảy sinh nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan khiến nước biển dâng, biên độ nhiệt thay đổi, axit hóa nước biển, hệ sinh thái đại dương bị thay đổi… nó tác động to lớn đến trữ lượng thủy sản. Thậm chí tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được đề xuất vào danh mục bảo hiểm rủi ro trong nuôi trồng thủy sản. (Viện nghiên cứu NTTS 1, 2016)

2.1.4.2. Điều kiện sản xuất

Nếu yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của loài thì sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản lại phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất sau:

- Vốn đầu tư: Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Đối với phát triển nuôi trồng thủy sản, vốn là nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô và nâng cao trình độ thâm canh. Phát triển thủy sản yêu cầu có vốn đầu tư ban đầu lớn. Năng suất, chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức quản lý sản xuất theo đúng yêu cầu của quy trình kỹ thuật. Vì vậy, đòi hỏi người nuôi phải có đủ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư con giống tốt, xây dựng hệ thống ao nuôi đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, tất cả các khâu phải thực hiện đồng bộ, hợp lý.

- Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng và chế biến thủy sản: Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng và chế biến thủy sản là điện, nước, giao thông, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống kênh cấp, thoát nước, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất thủy sản. Hiện nay, ở nhiều nơi người dân phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản ồ ạt nhưng không có ao xử lý, thoát nước thải, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng gây ra dịch bệnh trên diện rộng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất thủy sản và kinh tế của người dân. Chất lượng con giống sản xuất ra bấp bênh, không kiểm soát được, thiếu cơ sở chế biến thủy sản.

- Lao động: Yếu tố lao động ảnh hưởng lớn đến phát triển nuôi trồng thủy sản. Việc quản lý môi trường nuôi đòi hỏi tính cộng đồng, xã hội hóa cao và trước hết phải được người nuôi nhận thức đầy đủ, đúng đắn và thực hiện nghiêm chỉnh. Hiện nay, nhiều vùng nuôi trồng thủy sản phát triển tự phát, không theo quy hoạch, không tương xứng với trình độ quản lý, điều này dẫn đến dịch bệnh dễ dàng xuất hiện và lây lan, làm mất cân bằng sinh thái, hủy hoại môi trường.

- Trình độ của người lao động: Trình độ của người lao động có ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thu các thông tin kinh tế, thị trường và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến... trong quá trình phát triển nuôi thuỷ sản.

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Đây là yếu tố tác động cả trực tiếp và gián tiếp tới NTTS. Ngành NTTS càng phát triển đòi hỏi phải biết áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất thì mới đem lại năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế. Phát triển NTTS phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ sinh sản nhân tạo, lai tạo, thuần chủng giống loài thủy sản, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thức ăn công nghiệp kỹ thuật vận chuyển giống, kỹ thuật nuôi và phòng trừ dịch bệnh

cho thủy sản. Vì vậy việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào NTTS luôn là những yêu cầu bức thiết.

- Môi trường vùng nuôi trồng thủy sản:

Nuôi trồng thủy sản có đặc tính là yêu cầu khắt khe về điều kiện môi trường và chịu tác động lớn của môi trường. Vì vậy, trong phát triển nuôi trồng thủy sản nếu không chú ý tới quản lý môi trường vùng nuôi, để môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ dẫn tới việc đối tượng nuôi bị dịch bệnh và chết hàng loạt, gây thất thu lớn cho người nuôi, yêu cầu trước tiên của bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản là hệ thống cấp thoát nước phải được bố trí riêng biệt, nguồn nước trước skhi cấp vào ao nuô và thải ra môi trường phải qua ao chứa và phải được xử lý và kiểm tra nghiêm ngặt. Sự phát triển ồ ạt không có quy hoạch, thiếu quy hoạch trong nuôi trồng thủy sản đang là những vấn đề áp lực lớn trong việc sử dụng tài nguyên.

- Hệ thống khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh: Hệ thống khuyến nông với nhiều hình thức hoạt động như tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng mô hình công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, xây dựng những trang trại, gia trại, có hiệu quả kinh tế cao. Tập trung vào các lĩnh vực tập huấn chuyển giao TBKT, đào tạo nghề, xây dựng mô hình, tuyên truyền nhân rộng mô hình góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển nuôi trồng thủy sản nói riêng. Thông qua hệ thống khuyến nông và khuyến nông viên cấp xã người dân được hướng dẫn nhiều quy trình kỹ thuật, mô hình sản xuất hiệu quả áp dụng trong sản xuất, được đào tạo, nâng cao tay nghề thúc đẩy phát triển sản xuất thủy sản của hộ nói riêng và của tỉnh nói chung (dẫn theo Nguyễn Thị Phương Huyền, 2016).

2.1.4.3. Nhu cầu thị trường

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nghiên cứu thị trường nhằm trả lời câu hỏi sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? cho ai? Thị trường cần những sản phẩm có đặc điểm như thế nào, ai là người tiêu thụ sản phẩm đó. Nắm bắt được nhu cầu thị trường là một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nói chung và cụ thể ở đây là sản xuất thủy sản. Nông dân và các nhà sản xuất của chúng ta thường không nắm đủ các thông tin thị trường, vì nhiều lý do khách quan và một lý do chủ quan dễ nhận ra nhất: ít chịu bỏ công và bỏ của để điều nghiên thị trường, mà chỉ bắt chước láng giềng là chính. Những nhà sản xuất thành công thường để nhiều công sức để nghiên cứu thị hiếu của khách hàng để tổ chức sản xuất theo

thị trường đó.

Bên cạnh đó Ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng là một ngành sản xuất có nhiều đặc điểm riêng, trong đó tính thời vụ khá cao là nét đặc trưng nhất. Nó thể hiện ở sự biến động giá cả thị trường theo thời vụ đặc biệt là tính không ổn định của thị trường đầu ra. Tính mùa vụ làm cho giá cả sản phẩm thủy sản thay đổi theo thời gian, người sản xuất, cung ứng sản phẩm cần nắm rõ đặc điểm này để có chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho mức lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình là lớn nhất.

2.1.4.4. Cơ chế, chính sách, quy hoạch

- Cơ chế, chính sách:

Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế quan trọng và rất nhạy cảm nên chịu sự ảnh hưởng lớn của cơ chế chính sách và môi trường pháp lý quốc gia. Nhận thấy vai trò của ngành kinh tế thủy sản, trong thời gian qua Đảng, nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách đầu tư phát triển ngành. Các quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản và tiểu ngành của quốc gia và của từng vùng miền trên cả nước nhằm đưa ra định hướng phát triển cho ngành thủy sản ở từng thời kỳ phát triển. Các chính sách được ban hành trên các mặt hoạt động sản xuất thủy sản như: chính sách về sử dụng đất đai, chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ đầu tư, tín dụng, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, chính sách về thuế…Đây là yếu tố tác động không nhỏ đến quy mô cũng như chất lượng của ngành NNTS. Các chính sách luôn là "bà đỡ" cho sự phát triển. Phát triển NTTS phụ thuộc rất lớn vào nhiều chính sách trong đó chính sách đất đai là quan trọng nhất. Đồng thời phải hình thành đồng bộ chính sách tín dụng, đầu tư, chính sách bảo hiểm và nhiều chính sách khác. Vì vậy đổi mới và hoàn thiện chính sách luôn là vấn đề mà người NTTS đòi hỏi đối với các cấp, các ngành và các địa phương. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành NTTS.

- Quy hoạch nuôi trồng thủy sản:

Quy hoạch phát triển là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định tới sự phát triển bền vững. Cơ sở cơ bản để xây dựng được một quy hoạch mang tính khoa học và khả thi là công tác nghiên cứu đánh giá về tiềm năng nguồn lợi và nhu cầu thị trường. Trong đó nội dung quan trọng không thể thiếu của quy hoạch phát triển NTTS là quy hoạch hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước cho vùng nuôi, đối

với các vùng nuôi công nghệ cao đòi hỏi việc quy hoạch xây dựng được hệ thống cấp, thoát nước phải đảm bảo an toàn về môi trường để phát triển nuôi trồng thủy sản ổn định và bền vững (dẫn theo Phùng Huy Đại, 2011).

2.1.4.5. Tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực

Đây cũng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, trong phát triển sản xuất, mặc dù chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản nhưng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của nuôi trồng thủy sản trên một vùng cụ thể. Nuôi trồng thủy sản vừa chứa đựng yếu tố kỹ thuật cao vừa đòi hỏi kinh nghiệm nên công tác tổ chức, quan rlys, nâng cao trình độ cho người nuôi trồng là rất cần thiết.

Mỗi hình thức tổ chức sản xuất có những ưu điểm, nhược điểm nhất định, vì thế mỗi hình thức tổ chức sản xuất thích ứng với một số hình thức nuôi trồng thủy sản nhất định. Phát triển nuôi trồng thủy sản phục thuộc rất lớn vào việc chọn các hình thức tổ chức quản lý sản xuất phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)