Hiệu quả kinh tế cho 1ha của các hộ nuôi cá theo công thức nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 92 - 95)

Chỉ tiêu ĐVT Công thức nuôi Trắm, chép, mè, trôi (n=32) Trắm, Chép, mè trôi, rô phi (n=44) Rô phi (n=14) I. Chỉ tiêu kết quả

1. Năng suất trung bình Tạ/ha 59,82 60,62 66,71 2. Giá trị sản xuất (GO) Trđ 148,99 160,18 185,81 3. Tổng chi phí (TC) Trđ 134,12 135,20 148,53 4. Chi phí trung gian (IC) Trđ 111,81 112,95 127,03 5. Giá trị gia tăng (VA) Trđ 37,18 47,23 58,78 6. Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 34,54 46,42 56,64

7. Lao động gia đình (V) Công 561 559 553

8. Lợi nhuận Trđ 14,87 24,98 37,28

II. Chỉ tiêu hiệu quả

1. GO/IC lần 1,33 1,43 1,46 2. VA/IC lần 0,33 0,42 0,46 3. MI/IC lần 0,31 0,40 0,45 4. GO/V Trđ/công 0,27 0,29 0,34 5. VA/V Trđ/công 0,07 0,08 0,11 6. MI/V Trđ/công 0,06 0,08 0,10

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Giá rị gia tăng cũng có sự khác nhau giữa các công thưc nuôi, cao nhất là công thức nuôi chuyên canh cá rô phi là 58,78 triệu đồng/ha/năm, tiếp đến là công thức nuôi ghép cá Trắm, chép, mè, trôi, rô phi là 49,1 triệu đồng/ha/năm, sau cùng là công thức nuôi ghép Trắm, chép, mè, trôi là 37,18 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập hỗn hợp là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá kết quả sản xuất của các hộ. Ở 3 công thức nuôi thu nhập có sự khác nhau. Thu nhập hỗ hợp bình quân 03 công thức là 45,87 triệu đồng, cao nhất là công thức nuôi cá rô phi 56,64 triệu đồng, thấp nhất là công thức nuôi ghép Trắm, chép, mè, trôi 34,54 triệu đồng.

Trừ hết chi phí lợi nhuận từ công thức nuôi chuyên canh cá rô phi đem lại cho hộ nuôi là cao nhất 37,28 triệu đồng, tiếp theo là công thức nuôi ghép Trắm,

chép, mè, trôi, rô phi 24,98 triệu đồng, thấp nhất là công thức nuôi ghép Trắm, chép, mè, trôi là 14,87 triệu đồng. Như vậy qua bảng phân tích có thể thấy công thức nuôi chuyên canh cá rô phi đem lại thu nhập cao cho người sản xuất do nuôi chuyên canh với diện tích lớn, mật độ nuôi dầy, cá rô phi nuôi nhanh lớn, một năm có thể thu hoạch được 02 vụ nên cho năng suất và sản lượng cao. Đúng như chủ chương của Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa cá rô phi trở thành sản phẩm chủ lực sau tôm nước mặn và cá tra. Công thức nuôi ghép cá Trắm, chép, mè, trôi, rô phi cũng đem lại thu nhập cao cho người nuôi do công thức nuôi ghép này tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn như cỏ, người nuôi có nhiều kinh nghiệm nuôi, nuôi kết hợp cá rô phi làm giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên lợi nhuận của 03 công thức này so với lợi nhuận những năm trước đó là rất thấp. Cuối năm 2016 đầu năm 2017 do ảnh hưởng chung của toàn ngành nông nghiệp đặc biệt là khủng hoảng của ngành chăn nuôi lợn làm giá các loại cá nước ngọt giảm đảng kể, chung bình các hộ lợi nhuận bị giảm 2/3 so với lợi nhuận năm trước. Nguyên nhân do các hộ tăng quần đàn nuôi, cung vượt cầu, thị trường tiêu thụ cá nước ngọt ở phía bắc chủ yếu nội địa và một phần được xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Trong khi đó Trung Quốc tăng cường giám sát, phòng chống họat động nhập khẩu hàng hóa trái phép qua biên giới đất liền. Chính vì vậy hoạt động xuất khẩu lợn cũng như một số loại cá nước ngọt ngay lập tực bị ảnh hưởng, làm cá nuôi ra không tiêu thụ được hoặc bán với giá rất dẻ dẫn đến nhiều hộ thu nhập rất thấp có hộ bị thu lỗ nặng. Tuy nhiên mô hình nuôi cá vẫn là mô hình trọng điểm là ngành kinh tế mũi nhọn của ngành nông nghiệp, nó vẫn cho năng suất và lợi nhuận cao hơn nhiều so với mô hình cấy lúa năng suất thấp.

Xét một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của 03 công thức nuôi. Trước hết hiệu quả đầu tư chi phí: cứ 1 đồng chi phí trực tiếp bỏ ra bình quân trên 1ha nuôi cá theo công thức rô phi thu được 1,46 đồng doanh thu, công thức ghép Trắm, chép, mè, trôi, rô phi thu được 1,43 đồng doanh thu, công thức ghép Trắm, chép, mè, trôi thu được 1,33 đồng doanh thu. Như vậy ta có thế thấy công thức nuôi chuyên canh cá rô phi sử dụng kinh phí cao nhất, tiếp đó là công thức ghép Trắm, chép, mè, trôi, rô phi, thấp nhất là công thức ghép Trắm, chép, mè, trôi. Việc nuôi chuyên canh cá rô phi với trình độ kỹ thuật cao, sử dụng thức ăn công nghiệp, nuôi với quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hai công thức còn lại.

Khi tính chỉ tiêu giá trị gia tăng thêm trên tổng chi phí trực tiếp ta thấy khi bỏ ra 1 đồng chi phí thì tạo ra giá trị gia tăng thêm bình quân trên 1ha các công thức nuôi là 0,41 lần; trong đó công thức nuôi chuyên canh cá rô phi có giá trị gia tăng cao nhất là 0,46 lần, công thức nuôi ghép Trắm, chép, mè, trôi có giá trị gia tăng thấp là 0,33 lần.

Giá trị sản xuất trên ngày công lao động của công thức nuôi chuyên canh cá rô phi là 0,34 triệu đồng tương ứng với 340 nghìn đồng/công lao động; giá trị gia tăng trên ngày công lao động đạt 0,11 triệu đồng và thu nhập hỗn hợp 1 ngày công lao động là 0,1 triệu đồng. Các chỉ tiêu của công thức này là cao nhất, thấp nhất là công thức ghép Trắm, chép, mè, trôi.

Như vậy qua bảng phân tích trên ta thấy công thức nuôi chuyên canh cá rô phi đem lại kết quả và hiệu quả cao nhât, sau đó đến công thức nuôi ghép Trắm, chép, mè, trôi, rô phi, thấp nhất là công thức nuôi ghép Trắm, chép, mè, trôi. Tuy nhiên các hộ nuôi cần dựa trên nguồn lực nhà mình để tiến hành lựa chọn cho mình công thức nuôi cá phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với các hộ có lượng vốn đầu dồi dào, diện tích nuôi lớn, lao động ít thì nên áp dụng nuôi theo công thức chuyên canh cá rô phi. Đối các hộ có lượng vốn đầu tư ít, lao động dồi dào, diện tích nuôi nhỏ nên áp dụng nuôi theo công thức ghép Trắm, chép, mè, trôi, rô phi cũng mang lại hiệu quả và kinh tế cao cho người nuôi.

b, Hiệu quả kinh tế cho 1ha của các hộ nuôi theo quy mô nuôi

Xét hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi theo quy mô nuôi, trước tiên chúng tôi phân tích các chỉ tiêu kết quả qua số liệu tổng hợp có kết quả như sau:

Giá trị sản xuất trung bình của 03 quy mô nuôi là 187,2 triệu đồng, cao nhất là quy mô nuôi lớn đạt 246,49 triệu đồng/ha/năm, thấp nhất là quy mô nuôi nhỏ 147,54 triệu đồng/ha/năm.

Các chỉ tiêu về tổng chi phí, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lao động gia đình đối với quy mô nuôi lớn là cao nhất và giảm dần theo quy mô nuôi trung bình và quy mô nuôi nhỏ. Có thể thấy quy mô càng lớn các hộ nuôi thường đầu tư mức chi phí cao hơn vì thế đem lại năng suất cao, sản lượng lớn và mang lại thu nhập cao hơn. Lợi nhuận thu được của các hộ cho 1ha theo quy mô nuôi lớn là 71,79 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 2,51 lần so với quy mô nuôi trung bình và gấp 3,42 lần so với quy mô nuôi nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)