Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 117 - 127)

4.1.1 .Tổng quan về phát triển NTTS của huyện Kim Thành

4.3. Định hướng và một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản

4.3.2. Một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản

4.3.2.1. Hoàn thiện và quản lý quy hoạch phát triển NTTS gắn với phát triển kinh tế

Tình trạng phát triển thủy sản nói chung và nuôi cá nói riêng đang diễn ra một cách tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, thiếu tập trung hiện nay là vấn đề bất cập mà huyện Kim Thành cũng như Tỉnh Hải Dương gặp phải. Càng ngày, yêu cầu của người tiêu dùng càng cao về chất lượng thực phẩm, trong đó có thực phẩm thủy sản và người tiêu dùng tập trung quan tâm nhiều vào vấn đề như an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo vệ môi trường sinh thái...

Các dự án xây dựng vùng NTTS tập trung của huyện cũng như của tỉnh nhìn chung tiến độ không đạt kế hoạch, kéo dài đã nhiều năm. Nguyên nhân do dự án khu NTTS tập trung cần nhiều vốn lớn việc phân bổ ngân sách lại không tập trung. Một số nhà tư vấn năng lực còn hạn chế, quá trình thực hiện dự án phải điều chỉnh nhiều lần. Trình độ khoa học kỹ thuật về NTTS trong dân còn hạn chế, đầu tư vốn cho nuôi trồng thủy sản tập trung vào mua ruộng, chuyển đổi, đào ao, mua con giống, thức ăn lại trong cùng thời điểm, mặt khác nông dân vốn dự trữ ít vì thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Công tác giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn vì khu dự án chủ yếu là đất công điền, đã chia khoán.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành thủy sản còn nghèo nàn, việc tổ chức và quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản còn hạn chế. Để ngành NTTS của tỉnh nói chung của huyện Kim Thành nói riêng phát triển bền vững, trong thời gian tới huyện Kim Thành cũng như tỉnh Hải Dương cần sớm định hướng quy hoạch phát triển ngành thủy sản một cách đúng đắn:

Nhanh chóng quy hoạch đầu tư cụm, vùng nuôi thủy sản, tập trung lớn với công nghệ tiên tiến theo mô hình sinh thái bền vững.

Xây dựng hệ thống dịch vụ kỹ thuật, cung ứng giống chất lượng tốt, thức ăn công nghiệp và dịch vụ phòng trừ dịch bênh, bảo đảm sau thu hoạch.

Chính quyền huyện cần quy hoạch các vùng NTTS theo hướng sản xuất công nghiệp quy mô lớn (dồn điền, đổi thửa...), quy hoạch, lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để nuôi thủy sản vùng chuyển đổi, tăng cường thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, quy hoạch rõ ràng theo mức độ thâm canh, bán thâm canh; giảm dần hình thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, chú trọng phát triển hình thức nuôi thâm canh, sản xuất hàng hóa, tăng cường nuôi giống mới có năng suất, chất lượng cao ở các dạng mặt nước, nhất là diện tích chuyển đổi.

Trong công tác quy hoạch, cần đặc biệt tập trung tới hệ thống các công trình chung phục vụ sản xuất như hệ thống thủy lợi cho nuôi cá, hệ thống điện, giao thông... đản bảo không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác ở trong vùng, cảnh quan môi trường. Tránh tình trạng quy hoạch thiếu tính toán kỹ lưỡng gây ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác, nhất là gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh.

4.3.2.2. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Để NTTS phát triển bền vững, hạn chế tình trạng tự phát, manh mún, các cấp, các ngành và các địa phương cần tiếp tục phối hợp, quản lý, thực hiện tốt việc phát triển NTTS tập trung vào những nội dung sau:

Tập trung, ưu tiên các nguồn lực đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là những vùng sản xuất tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng an toàn và những vùng chuyên canh.

Phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu cho cả nông nghiệp và thủy sản. Tiến hành bê tông hóa các kênh mương cấp 1 và cấp 2 để nâng cao hiệu quả lưu chuyển nước.

Cần xây dựng mới và hoàn thiện hệ thống thủy lợi cho vùng có thể phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung đặc biệt là vùng đang có thủy lợi yếu kém.

Từng bước tiến hành cải tạo và nâng cấp toàn bộ hệ thống cấp và thoát nước đảm bảo tính độc lập của 2 hệ thống này trong các vùng nuôi, đảm bảo chất lượng nước trước khi vào ao nuôi và sau khi thải ra môi trường để phòng tránh dịch bệnh và bảo vệ môi trường chung.

Tiếp tục quan tâm đầu tư để hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn nói chung và đường giao thông nội đồng nói riêng, nhất là đường giao thông

tại các vùng chuyển đổi nuôi trồng thủy sản tập trung thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng theo mô hình hợp tác công tư (PPP). Trong đó Nhà nước hỗ trợ vật liệu, thiết kế mặt bằng và đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng đầu mối quan trọng, giao cho các tổ chức, cá nhân tự xây dựng (theo thiết kế đã phê duyệt) và tự quản.

4.3.2.3. Giải pháp về khoa học - kỹ thuật và khuyến nông

* Về khoa học - kỹ thuật

Các cấp chính quyền địa phương phải tham mưu cho tỉnh, các sở ban ngành quản lý trực tiếp về thủy sản là Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất các chính sách khuyến khích đầu tư vào sản xuất giống thủy sản theo hướng hàng hóa đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và cơ cấu giống thủy sản, đảm bảo 100% đàn giống cá bố mẹ giống gốc, thuần chủng để sản xuất giống thủy sản sạch bệnh. Duy trì ổn định của các cơ sở sản xuất, sinh sản nhân tạo giống thủy sản hiện có, chú trọng nâng cao năng lực của các cơ sở sản xuất một số giống thủy sản chủ lục, để đảm bảo đến năm 2020 điều chỉnh cơ cấu đàn cá theo hướng tăng tỷ lệ đàn cá một số giống chủ lực (cá rô phi đơn tính, diêu hồng, chép lai...)từ 14,6% năm 2015 lên 22-25% tổng số đàn giai đoạn (2016- 2020, giảm tỷ lệ đàn cá bố mẹ truyền thống xuống dưới 75%.

Cần tranh thủ các nguồn vốn khoa học công nghệ của trung ương và địa phương, để nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản.

Hoàn thiện công nghệ nuôi các đối tượng nuôi các đối tượng cá hiện có của huyện như cá truyền thống, cá rô phi. Tăng cường nghiên cứu khoa học, nhập khẩu công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, sản xuất giống sạch bệnh,các giống có giá trị kinh tế cao; hoàn thiện công nghệ nuôi các đối tượng đặc sản thủy sản.

Thực hiện công nghệ nuôi mới, chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp, thức ăn thân thiện với môi trường; sử dụng các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước, sử dụng hóa chất thuốc thú y theo quy định, xử lý nước thải theo quy trình sinh học kết hợp hóa, lý học; kiểm soát chặt chẽ nguồn nước cấp vào và xả thải; nghiên cứu các bệnh trên cá nuôi, ứng dụng các biện pháp tiên tiến trong phòng và trị bệnh cho cá; quan trắc môi trường và kiểm soát dịch bệnh từ khâu sản xuất giống thủy sản, nuôi thương phẩm áp dụng bảo quản sau thu hoạch, sơ chế nguyên liệu đưa vào chế biến, đầu tư thiết bị vận chuyển thủy sản tươi sống.

Nghiên cứu khỏa nghiệm sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm các đối tượng cá có giá trị kinh tế. Tạo điều kiện hỗ trợ cho các cơ sở sinh sản nhân tạo giống được tiếp nhận đàn cá bố mẹ có chất lượng, sức sinh sản tốt để chủ động giải quyết nhu cầu con giống tại chỗ cho người nuôi cá.

Khuyến khích việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi trồng thủy sản. Hỗ trợ xây dựng các khu nuôi trồng thủy sản tập trung, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm sạch. Hỗ trợ một phần kinh phú cho việc ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Về khuyến nông

Tập trung bồi dưỡng, tập huấn và đạo tạo nghề cho cac tổ chức, cá nhân trực tiếp hoạt động trong nuôi trồng thủy sản; khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông, đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động khuyến nông, đa dạng hóa dịch vụ khuyến nông để huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động khuyến nông hỗ trợ nông dân để phát triển nghề nuôi cá.

Củng cố và hoàn chỉnh hệ thống bộ máy khuyến nông thành một hệ thống hoạt động có hiệu quả từ tỉnh xuống huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở sản xuất tập trung; gắn liền với cơ sở sản xuất thực nghiệm để thực hiện vai trò truyền đạt, huấn luyện kỹ thuật, hướng dẫn, đề xuất các biện pháp thực hiện và xử lý trong quá tình sản xuất.

Trong quá trình thực hiện công tác khuyến ngư cần liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp với nông dân và giữa nông dân với nông dân. Phát huy vai trò chủ động, tích cưc và sự tham gia tự nguyện của nông dân trong hoạt động khuyến nông.

Nâng cao năng lực, trình độ cho người làm công tác khuyến nông. Đổi mới nội dung, phương pháp khuyến nông cho phù hợp với nhu cầu của địa phương và yêu cầu thực tế của nghề nuôi cá theo từng thời kỳ.

Tăng cường hướng dẫn quy trình kỹ thuật, mùa vụ và mật độ phù hợp theo đối tượng nuôi; phát hành ấn phẩm tuyên truyền, phổ biến trao đổi kinh nghiệm rộng rãi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi cá.

Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn, chuyển giao kỹ thuật, quy trình nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường cho cơ sở nuôi cá.

Công tác khuyến nông cần gắn với các chương trình tín dụng ngân hàng.

4.3.2.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành về đầu tư,tín dụng, hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các tổ chức, hộ gia đình,cá nhân sản xuất giống, sản xuất thức ăn, các hộ nuôi cá, chế biến thủy sản; hỗ trợ để khôi hục sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bện trong nuôi cá; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại các sản phẩm nuôi cá trên địa bàn huyện Kim Thành cũng như địa bàn tỉnh Hải Dương.

Chính sách về đất đai:

Tiếp tục thực hiện phong trào dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng theo kế hoạch số 1704/KH-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh Hải Dương và Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 27/12/2013 của UBND huyện Kim Thành, phấn đấu đến hết năm 2017 thực hiền dồn điền đổi thửa xong để tiến hành sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô từ 10 -50 ha và quy mô trên 50ha.

Triển khai thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhân giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài đất, mặt nước cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản theo đúng quy hoạch. Việc cấp giấy chứng nhận giao, cho thuê đất, mặt nước phát triển nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật, bao gồm: Luật Đất đai, luật Thủy sản, luật Bảo vệ Môi trường và các quy phạm dưới luật có liên quan.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận giao, cho thuê đất, mặt nước phát triển nuôi trồng thủy sản cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Kim Thành cũng như địa bàn tỉnh Hải Dương, với mục tiêu cơ bản là "Cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân". Triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính cấp phép cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo cơ chế"một cửa","một của liên thông", tăng cường trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện, lựa chọn, bố trí cán bộ, kiểm tra chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ cho người dân và tổ chức thông qua bộ phận "một cửa".

Điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới một số cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững:

Chính sách tín dụng: Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vay vốn của các tổ chức tín dụng để thực hiện đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản; cho vay theo chuỗi giá trị sản phẩm; chính sách khuyến khích liên kết phát triển nuôi trồng thủy sản.

Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, liên doanh, liên kết với hợp tác xã, với nông dân bằng nhiều chính sách ưu đãi như miễn giảm thuế, ưu tiên vay vốn, tiêu thụ sản phẩm, bảo hộ sản phẩm.... để doanh nghiệp thuận lợi đầu tư vào sản xuất thủy sản.

Tập trung xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến phục vụ cho phát triển nuôi trồng thủy sản, chính sách hỗ trợ đầu tư vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, áp dụng quy trình nuôi trồng thủy sản theo tiêu chí VietGAP.

Cải thiện môi trường đầu tư, gỡ bỏ rào cản về thủ tục hành chính phức tạp, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền để tạo môi trường hoạt động tốt cho các nhà đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận với nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi.

4.3.2.5. Giải pháp về vốn

Vốn từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình của Chính Phủ, Bộ, tỉnh. Nguồn vốn này tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi và nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong NTTS. Cần thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh với các ngồn vốn ngân sách địa phương để triển khai thực hiện hiệu quả các vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh tiến độ thực hiện vùng nuôi trồng thủy sản tập trung xã Tam Kỳ, Đại Đức hiện nay quy mô trên 50ha.

Vốn của các tổ chức, cá nhân: Huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, xây dựng phát triển các cơ sở sản xuất giống năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của địa phương; phát triển sản xuất tập trung quy mô lớn, những trang trại, Hợp tác xã thủy sản, tạo hệ thống hành lang pháp lý thông thoáng, các thủ tục pháp lý công khai,minh bạch, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cao nhất cho các thành phần kinh tế đầu tư nuôi trồng thủy sản.

Nguồn vốn tín dụng: Tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thủy sản tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi; chuyển hướng việc Ngân hàng hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất thủy sản sang hỗ trợ lãi suất tín dụng.

Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Tăng cường cải thiện môi trường đầu tư; Kêu gọi, tranh thủ hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ, tài trợ của quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, nhất là trong lĩnh vực xây dựng các mô hình nuôi ứng dụng công nghệ cao.

Do vậy để tập trung huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản; huy động các nguồn lực đầu tư xã hội, phát huy nội lực từ chính người nuôi và sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp; đẩy mạnh các hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân để huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 117 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)