Ảnh hưởng của diện tích đến nuôi trồng thủy sản của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 96 - 97)

Bảng 4 .15 Hiệu quả kinh tế cho 1ha của các hộ nuôi cá theo quy mô nuôi

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của diện tích đến nuôi trồng thủy sản của hộ

Chỉ tiêu QM lớn (n=10) QM trung bình (n=30) QM nhỏ (n=50) Chung (n=90) 1. Diện tích đất NTTS/hộ (m2/hộ) 9.372 6.627,87 3.069,68 4.956 2. Năng suất (tạ/ha) 69,50 64,06 57,97 61,28 3. Chi phí trung gian (trđ/ha) 151,05 116,64 104,65 124,11 4. Giá trị sản xuất (trđ/ha) 246,49 167,55 147,54 187,20 4. Kinh nghiệm NTTS (năm) 14,91 13,13 12,52 13,86 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Kết quả điều tra 90 hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện cho thấy: Những hộ có diện tích lớn thường những hộ có nhiều kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, đầu tư vốn lớn và chủ yếu sản xuất theo hướng thâm canh hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhưng cũng gặp rủi ro cao hơn khi ảnh hưởng

của thời tiết, dịch bệnh. Những hộ này thường có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi cao, có các biện pháp phòng chống dịch bệnh tốt hơn, áp dụng một số tiến bộ khoa học nên năng suất cao hơn những hộ diện tích nuôi nhỏ và trung bình.

Năng suất của những hộ quy mô lớn là 69,50 tạ/ha, giảm dần với các quy mô trung bình là 64,06 tạ/ha và quy mô nhỏ là 57,97 tạ/ha.

Những hộ có diện tích nhỏ và trung bình thường chi phí cho sản xuất ít hơn, chủ yếu sản xuất theo hướng bán thâm canh và quảng canh, quảng canh cải tiến. Một số hộ gia đình có diện tích nhỏ chỉ nuôi theo phương thức quảng canh, quảng canh cải tiến, không chú trọng phát triển, không đầu tư và có khi chỉ nuôi để sử dụng trong hộ gia đình, chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên như cỏ, giống tự nhiên (từ cá đẻ trong ao) và có mua thêm giống nhưng ít không đáng kể.

4.2.1.2. Môi trường nước, không khí

- Môi trường nước là yếu tố cực kỳ quan trong đối với nuôi trồng thủy sản, vì đó là môi trường sinh sống của cá. Cá phát triển tốt và không bị bệnh cũng nhờ vào môi trường nước. Do vậy quản lý môi trường nước cho ao nuôi vô cùng quan trọng. Hàng năm Chi cục thủy sản Hải Dương đã thuê Trung tâm Quan trắc, cảnh bảo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc (Viện NC NTTS 1) về lấy mẫu tại các điểm nuôi trên địa bàn tỉnh, trong đó huyện Kim Thành lấy tại 03 xã kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)