Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
3.1.4.1. Thuận lợi
+ Huyện Kim Thành có nhiều lợi thế phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng với mạng lưới giao thông thủy, bộ thuận lợi nằm trong tam giác kinh tế với các thành phố lớn Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là huyện có nền công nghệp phát triển mạnh, đây là lợi thế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện cũng như của tỉnh.
+ Với diện tích bãi trũng ngoài sông khá lớn chiếm 19,57% diện tích tự nhiên. Đây là cơ hội để chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế đặc biệt là cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu thực phẩm tươi sống và xuất khẩu.
+ Huyện Kim Thành hội tụ của nhiều con sông chảy qua như Sông Kinh Môn, Sông Rạng, sông Lạch Tray, ... Nguồn nước trên các sông luôn được lưu thông, hàm lượng ô xy cao, nước sạch là nguồn cung cấp cho vùng nuôi trồng thủy sản, đây là nguồn nước giúp cá phát triển khỏe mạnh, chất lượng thịt tốt.
+ Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng số lượng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm số lượng lao động trong ngành nông nghiệp.
3.1.4.2. Khó khăn
Là huyện thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp, dù đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa nhưng kết quả đạt được còn chưa cao nên đất đai còn manh mún khó khăn cho việc kích thích nông dân sản xuất lớn và tập trung theo hướng hàng hoá.
Các cơ sở công nghiệp chưa nhiều và nhỏ lẻ, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển nên hiện tại chủ yếu sản phẩm nông nghiệp vẫn ở dạng thô.
Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh cũng như của huyện Kim Thành hiện nay còn mang nặng yếu tố tự phát, sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, manh mún, thiếu tính chuyên nghiệp, công nghệ còn yếu kém, thiếu quy hoạch đồng bộ làm ảnh hưởng tới các ngành khác và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.
Nước thải sinh hoạt từ các khu đô thị: Sự xuất hiện của các khu đô thị làm dân số tăng nhanh dẫn đến lượng nước thải sinh hoạt ngày càng lớn. Trong khi đó, hầu hết các khu đô thị đều chưa có hệ thống cử lý nước thải sinh hoạt. Ở một số đô thị đã có trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thì tỷ lệ nước được xử lý còn rất thấp so với yêu cầu. Nước thải sinh hoạt trong khu dân cư, các khu du lịch và nước thải của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chưa qua xử lý là nguyên nhân chính làm ô nhiễm nguồn nước mặt của sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương, gây ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho các khu nuôi cá.
Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trình độ và khả năng cạnh tranh trên thị trường của hộ nông dân, của trang trại và các Hợp tác xã còn nhiều hạn chế.
Lao động qua đào tạo, lao động có tay nghề cao hiện chiếm tỷ lệ chưa cao. Phần lớn số hộ nông dân vẫn có thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự cung
tự cấp.
Đây là những khó khăn lớn cho việc xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung. Vì vậy, cần nghiên cứu đánh giá và đưa ra định hướng sử dụng đất nông nghiệp và những giải pháp phù hợp nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung trên địa bàn huyện.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Kim Thành là một trong những huyện có phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển ở Hải Dương, tuy nhiên nhiều tiềm năng, lợi thế của huyện vẫn chưa được khai thác hiệu quả, sản xuất thủy sản còn nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều và chưa cao...
Vì vậy trong nghiên cứu này dựa vào điều kiện tự nhiên, địa hình, chọn 03 xã: Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân làm nghiên cứu. Tam Kỳ là xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất huyện và cũng là địa phương có phong trào nuôi trồng thủy sản phát triển của huyện. Đại Đức, Bình Dân là 02 xã còn lại có diện tích nuôi trồng thủy sản trung bình. Mỗi xã chọn 02 thôn theo các tiêu chí trên để tiến hành khảo sát, nghiên cứu. Dữ liệu thu thập được phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi liên quan đến từng tác nhân tham gia vào quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản ở huyện Kim Thành.
Cơ sở cho chọn mẫu điều tra: dựa trên các loại hình nuôi, đối tượng nuôi, thành phần nuôi trồng thuỷ sản như: hộ gia đình, hợp tác xã nông nghiệp; điều tra cán bộ quản lý, cán bộ xã...
3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành, cụ thể như sau:
- Các tài liệu khoa học, các sách, công trình nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học, số liệu của Cục Thống kê, thông tin trên Website về phát triển thuỷ sản, về nuôi trồng thuỷ sản, các văn bản chủ trương, chính sách pháp luật được sử dụng để làm rõ các vấn đề mang tính hệ thống và cơ sở lý luận.
- Niêm giám thống kê tỉnh Hải Dương, huyện Kim Thành và các báo cáo tổng kết của UBND huyện, Sở Nông nghiệp & PTTN, chi cục Thủy sản, phòng NN&PTNT...
3.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông nghiệp huyện Kim Thành, cán bộ phụ trách lĩnh vực nông nghiệp một số xã và các hộ phát triển nuôi trồng thủy sản. Mục đích sử dụng các số liệu này như sau:
- Thông tin của cán bộ quản lý được sử dụng để phân tích thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung của huyện.
- Thông tin của các hộ nuôi được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế và những thuận lợi, khó khăn trong phát triển nuôi trồng thủy sản của các hộ.
Phương pháp tiến hành điều tra thu thập số liệu sơ cấp như sau:
a, Đối tượng và số mẫu triều tra
Các xã của huyện Kim Thành được chia thành hai khu vực chính gồm các xã vùng cao và các xã vùng trũng. Đề tài chọn nghiên cứu 90 hộ dân có phát triển nuôi trồng thủy sản tại 03 xã là: Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân. Đây là các xã có đầy đủ các tính chất đại diện về tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản của hai khu vực trong huyện như điều kiện thời tiết, quy mô và tính chất đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất, các điều kiện phục vụ sản xuất (thủy lợi, môi trường ao nuôi, cung ứng vật tư, thị trường...).
Đề tài điều tra, các bán bộ quản lý, HTX thủy sản, nhóm thu mua sản phẩm và các hộ nuôi cá đại diện cho 3 xã Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân của huyện Kim Thành.
Bảng 3.3. Số phiếu điều tra
STT Đối tượng điều tra Số phiếu điều tra (phiếu) Tỷ lệ (%)
1 Cán bộ quản lý 3 3 2 HTX. Thủy sản 1 1 3 Nhóm thu mua sản phẩm 6 6 4 Các hộ điều tra 90 - Xã Tam Kỳ 36 36 - Xã Đại Đức 29 29 - Xã Bình Dân 25 25
Để đảm bảo tính khách quan trong việc phân loại hộ nuôi trồng thủy sản, tôi tiến hành phân loại các hộ điều tra theo tiêu chí quy mô nuôi. Vì mỗi quy mô nuôi khác nhau thì số hộ nuôi trên địa bàn huyện khác nhau. Phần lớn các hộ nuôi trên địa bàn huyện Kim Thành đều nuôi cá theo quy mô nhỏ và trung bình, chỉ có số lượng ít nuôi cá theo quy mô lớn. Do đó, tôi tiến hành phân chia số mẫu điều tra của các hộ nuôi theo 2 tiêu chí quy mô nuôi và công thức nuôi.
- Xét theo quy mô nuôi:
+ Nhóm hộ quy mô nhỏ: diện tích nuôi < 3.600 m2
+ Nhóm hộ quy mô trung bình: 3.600 m2 ≤ diện tích nuôi ≤ 7.200 m2 + Nhóm hộ quy mô lớn: diện tích nuôi > 7.200 m2
- Xét theo công thức nuôi:
+ Công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép;
+ Công thức nuôi ghép cá Trắm, trôi, mè, chép;rô phi; + Công thức nuôi chuyên canh cá rô phi.
Tôi tiến hành chọn 90 mẫu điều tra, phân chia ra tại 03 xã
Bảng 3. 4 Cơ cấu mẫu điều tra theo quy mô nuôi và công thức nuôi
Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
I. Phân theo quy mô 90 100
1. Lớn 10 11,11
2. Trung bình 30 33,33
3. Nhỏ 50 55,56
II. Phân theo công thức nuôi 90 100
1. Trắm, trôi, mè, chép 32 35,56
2. Trắm, trôi, mè, Chép, rô phi 44 48,89
3. Rô phi 14 15,55
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) b, Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra
- Các thông tin chung của hộ nuôi trồng thủy sản.: Tên chủ hộ, địa chỉ, số nhân khẩu, số lao động... Tài sản của hộ;
- Thông tin về thực trạng nuôi trồng thủy sản (diện tích, năng suất, sản lượng...) và những rủi ro mà hộ gặp phải khi nuôi trồng thủy sản;
- Các thông tin về tình hình sử dụng đất đai của hộ.
- Các nguồn thông tin của hộ trong nuôi trồng và tiêu thụ sản phẩm thủy sản: + Thông tin về hình thức nuôi, mức đầu tư;
+ Thông tin về diện tích nuôi, sản lượng nuôi trồng, năng suất nuôi; + Hiểu biết về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản
+ Các thông tin định tính về những khó khăn thuận lợi trong nuôi trồng và tiêu thụ.
+ Các phương hướng sản xuất, đề xuất của hộ nuôi với chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Các thông tin định tính về những khó khăn mà hộ đang gặp phải và ảnh hưởng của chúng đến phát triển NTTS của hộ.
c, Phương pháp thu thập
Nguồn thông tin này được thu thập từ phỏng vấn, điều tra với bộ câu hỏi với các loại bảng hỏi khác nhau. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc xây dựng biểu mẫu điều tra; phỏng vấn trực tiếp theo biểu mẫu với các chỉ tiêu cụ thể đối với các đối tượng được chọn để thực hiện điều tra mẫu các đối tượng hộ nuôi trồng thủy sản, hợp tác xã NTTS, người quản lý, nhóm hộ thu mua sản phẩm thu sản.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Đối với tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở tài liệu ban đầu chọn lọc những thông tin cần thiết và tính toán lại một số chỉ tiêu theo yêu cầu phân tích. Đảm bảo tính chính xác, tin cậy của nguồn số liệu, số liệu mang tính cập nhật.
- Đối với tài liệu sơ cấp:Sau khi thu thập những thông tin cần thiết chúng tôi sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tổng hợp và xử lý số liệu; sau đó thực hiện tính toán, tổng hợp và phân tổ theo các tiêu chí nghiên cứu và trình bầy trên các bảng và đồ thị, sơ đồ nhằm đánh giá đúng thực trạng quản lý rủi ro nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân ở địa phương.
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
3.2.4.1. Phương pháp hạch toán kinh tế
Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất và hiệu quả kinh tế của các hộ NTTS.
3.2.4.2. Phương pháp phân tổ thống kê
Căn cứ vào một số tiêu thức để tiến hành phân chia các hộ thành những tổ khác nhau dựa vào quy mô, diện tích, hình thức nuôi… cùng tổ thì giống nhau về tính chất, khác tổ thì khác nhau về tính chất.
3.2.4.3. Phương pháp so sánh
Sau khi phân tổ các thông tin thu thập được, chúng tôi so sánh các chỉ tiêu thể hiện quy mô, kết quả và hiệu quả giữa các nhóm hộ có quy mô nuôi, phương thức nuôi khác nhau.
3.2.4.4. Phương pháp thống kê mô tả
Thông qua các số liệu thống kê sơ cấp đã được phân nhóm, tôi tiến hành đánh giá được thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn nghiên cứu; phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất thủy sản từ đó đưa ra giải pháp đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn trong thời gian tới.
3.2.4.5. Phương pháp phân tích kênh tiêu thụ
Sử dụng để phân tích tình hình tiêu thụ thủy sản của nông dân, cụ thể:
3.2.4.6. Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT nhằm có cách nhìn tổng quát về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với tình hình rủi ro trong nuôi trồng thủy sản hiện nay ở huyện Kim Thành. Phân tích ma trận SWOT để phối hợp các mặt mạnh, mặt yếu với vơ hội và thách thức. Từ đó so sánh, phân tích logic để tìm ra phương án, giải phá quản lý rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân trên địa bàn huyện, trong đó:
- S: Điểm mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện - W: Điểm yếu phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện - O: Cơ hội trong phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện - T: Thách thức trong phát triển nuôi trồng thủy sản của huyện
Nghiên cứu này dùng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển NTTS. Từ đó đề
Người sản xuất
Người thu gom
Người bán Người tiêu
xuất một số giải pháp phát triển NTTS trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Bảng 3.5. Ma trận SWOT
Phân tích Môi trường bên ngoài
Cơ hội (O) Nguy cơ (T) Môi trường
bên trong
Điểm mạnh (S) Phối hợp (S/O) Phối hợp (S/T)
Điểm yếu (W) Phối hợp (W/O) Phối hợp (W/T)
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về phát triển sản xuất
- Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân qua các năm; - Tốc độ phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng qua các năm
- Số cơ sở nuôi trồng thủy sản. - Tổng số vốn đầu tư;
- Lao động, việc làm;
- Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. - Cơ cấu giống nuôi;
- Công thức nuôi;
- Đánh giá về chất lượng sản phẩm.
3.2.5.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh liên kết sản xuất - tiêu thụ và thị trường
- Liên kết giữa người sản xuất
- Liên kết giữa người sản xuất và thị trường
3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả sản xuất
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả
- Năng suất nuôi trồng theo phương thức nuôi, quy mô nuôi, theo đối tượng nuôi.
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ, các cơ sở NTTS thu được trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này có thể tính
Trong đó: Qi Khối lượng sản phẩm thủy sản;
Pi Giá của sản phẩm thủy sản tính theo giá thị trường..
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên một đơn vị diện tích và phần chi phí vật chất thường xuyên sử dụng trong quá trình sản xuất. VA = GO - IC
Trong đó: VA Giá trị gia tăng GO Giá trị sản xuất IC Chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp MI: Là thu nhập thuần túy của người sản xuất, đảm bảo cho đời sống và tích lũy cho người sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động tay chân và lao động quản lý) và lợi nhuận thu được trong một chu kỳ sản xuất. Trong sản xuất nông nghiệp thì MI là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc xác định hiệu quả kinh tế.
MI = VA - (thuế + Khấu hao tài sản cố định) Trong đó: MI Thu nhập hỗn hợp
VA Giá trị gia tăng
- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (TGO) là tỷ số giữa giá trị