Bảng phân loại số hộ và diện tích theo công thức nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 75 - 76)

Công thức nuôi Tam Xã

Kỳ Xã Đại Đức Xã Bình Dân Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng Diện Tích (m2) Trắm + trôi+ mè+ Chép 13 10 9 32 35,6 192.918 Trắm +trôi + mè + Chép + rô phi 17 14 13 44 48,9 135.154 Rô phi 6 5 3 14 15,5 117.968 Tổng 36 29 25 90 446.040

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

4.1.2. Công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản của huyện Kim Thành Huyện Kim Thành có trên 30% số hộ gia đình có ao và mặt nước nuôi trồng thủy sản. Các đối tượng chủ yếu là các loài các truyền thống. Từ năm 2000 trở lại đây bổ xung thêm các giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao như baba, Tôm càng xanh... đặc biệt từ năm 2010 trở lại đây địa bàn huyện phát triển nuôi cá Rô phi đơn tính là chủ lực. Năm 2000 diện tích nuôi trồng thủy sản là 225 ha, sản lượng đạt 227 tấn, năng suất bình quân đạt 1,32 tấn/ha. Năm 2003 diện tích nuôi trồng thủy sản là 308 ha, sản lượng đạt 616 tấn, năng suất đạt 2 tấn/ha. Năm 2016 diện tích nuôi trồng thủy sản là 475,15 ha, sản lượng đạt 2.947 tấn, năng suất đạt 6,2 tấn/ha. Có thể thấy ngành thủy sản đang có xu hướng phát triển mạnh là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng.

Trong những năm gần đây các cấp chính quyền tỉnh, huyện đã có cơ chế, chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, nhất là hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo quy mô lớn. Theo Quyết định số 746/QĐ- UBND ngày 25/02/2009 của UBND tỉnh Hải Dương, V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hải Dương giai đoạn (2008-2015) và định hướng đến năm 2020;Quyết định số 2657/QĐ-UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh V/v Phê duyệt đề án "Phát triển chăn nuôi - Thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015", hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng khu NTTS tập trung quy mô từ 10 đến dưới 50ha và khu trên 50ha đã và đang xây dựng. Đến nay toàn tỉnh đã và đang thực hiện 09 vùng NTTS tập trung quy mô trên 50 ha, trong đó huyện Kim Thành có 01 vùng NTTS tập trung nằm trên địa bàn thuộc 02 xã Tam Kỳ, xã Đại Đức với quy mô 135,5 ha, tổng mức đầu tư 30.832.571.000 đồng (Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương, 2016).

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn vùng đất ngoài bãi đang sử dụng hiệu quả thấp và mặt nước hoang hóa trở thành vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hình thức thâm canh, bán thâm canh với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung đang là xu hướng của tỉnh nói chung cũng như của huyện nói riêng, sẽ giúp cho bà con nông dân nuôi trồng thủy sản học hỏi kinh nghiệp, áp dụng những tiến bộ khoa học để mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải tạo mặt nước hoang hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)