Loại hình mặt nước ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (%)
15/14 16/15 BQ
Ao (hồ) nhỏ Ha 403 410,06 420,15 101,75 102,46 102,11
Mặt nước lớn Ha 55 55 55 100 100 100
Tổng diện tích NTTS Ha 458 465,06 475,15 101,54 102,17 101,86 Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Kim Thành (2016)
55 55 55 420,15 403 410,06 2014 2015 2016 Năm L oạ i h ìn h n u ôi m ặt n ư ớ c Ao (hồ) nhỏ Ha Mặt nước lớn Ha
- Nuôi trồng thủy sản phân theo hình thức nuôi:
Trên địa bàn huyện Kim Thành chủ yếu phát triển hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Nuôi quảng canh đã giảm dần và chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.Hình thức nuôi phát triển mạnh nhất trên địa bàn huyện là 02 hình thức nuôi thâm canh và nuôi bán thâm canh. Xu hướng nuôi trồng thủy sản của huyện đã chuyển dần từ nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, tăng năng suất chất lượng.
- Nuôi trồng thủy sản phân theo hình thức tập trung/ không tập trung:
Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung phải nằm trong vùng quy hoạch sản xuất, với quy mô diện tích do Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, phù hợp với từng đối tượng nuôi và điều kiện cụ thể của địa phương.
Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung là vùng chuyên sản xuất nuôi trồng thủy sản, thực hiện tốt các quy định của nhà nước. Đáp ứng các yêu cầu sản xuất nuôi trồng thủy sản theo từng đối tượng nuôi cụ thể. Đồng thời, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, nghĩa trang hoặc các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm khác.
Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung là vùng chuyên sản xuất nuôi trồng thủy sản, thực hiện tốt các quy định của nhà nước. Đáp ứng các yêu cầu sản xuất nuôi trồng thủy sản theo từng đối tượng nuôi cụ thể.
Trong những năm qua, thực hiện Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND tỉnh Hải Dương, V/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hải Dương giai đoạn (2008-2015) và định hướng đến năm 2020. Đến nay toàn tỉnh đã và đang thực hiện 09 vùng NTTS tập trung quy mô trên 50 ha, trong đó huyện Kim Thành có 01 vùng NTTS tập trung nằm trên địa bàn thuộc 02 xã Tam Kỳ, xã Đại Đức với quy mô 125,5 ha, tổng mức đầu tư 30.832.571.000 đồng (Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương, 2016).
Việc quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung có ý nghĩa quan trọng tạo ra năng suất cao, an toàn thực phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung thuận lợi cho các dịch vụ đi kèm như giống, thức ăn, thuốc hóa chất, tiêu thụ sản phẩm và liên kết giữa các hộ, đồng thời thành lập
Hợp tác xã Thủy sản (HTX) tại vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được hưởng chính sách miễm giảm thủy lợi phí cho vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
4.1.4. Mở rộng quy mô NTTS và gia tăng năng suất, sản lượng cá nuôi
Qua số liệu điều tra 90 hộ nuôi cá về diện tích, năng suất, sản lượng theo quy mô nuôi và công thức nuôi ở 03 xã Tam Kỳ, Đại Đức, Bình Dân nhận thấy như sau: năng suất trung bình hộ nuôi 61,28 tạ/ha, diện tích bình quân/1 hộ nuôi 4.956 m2, sản lượng bình quân 31,36 tạ/ha.
Với mỗi chỉ tiêu phân chia khác nhau thù diện tích, năng suất và sản lượng bình quân khác nhau.
Theo quy mô nuôi, các hộ đa phần nuôi theo quy mô trung bình, quy mô nhỏ, quy mô nuôi trung bình tổng diện tích cao nhất là 198.836m2, quy mô nuôi nhỏ tổng diện tích cao thứ hai là 153.484 m2. Nuôi quy mô lớn chiếm diện tích nhỏ nhất 93.720m2 trong tổng diện tích của các hộ điều tra nhưng diện tích bình quân một hộ là cao nhất 9.372 m2, năng suất 69,50 tạ/ha, sản lượng bình quân 65,74 tạ/ha. Quy mô nuôi trung bình, diện tích nuôi bình quân lớn thứ hai là 6.627,87 m2, năng suất 64,06 tạ/ha, sản lượng bình quân 42,48 ta/ha. Quy mô nuôi nhỏ, diện tích nuôi bình quân là nhỏ nhất là 3.069,68 m2, năng suất 57,97 tạ/ha, sản lượng bình quân 17,82 ta/ha.
Như vậy qua số liệu thống kê ta có thể thấy diện tích nuôi càng lớn cho năng suất và sản lượng càng cao, diện tích nuôi nhỏ cho năng suất nuôi và sản lượng nuôi càng thấp. Do các hộ nuôi quy mô lớn thường là các hộ có nhiều kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình nuôi, nhiều hộ áp dụng nuôi chuyên canh cá rô phi nên cho năng suất khá cao và sản lượng lớn hơn so với quy mô nuôi trung bình và quy mô nhỏ.
Xét theo công thức nuôi, công thức nuôi: cá Trắm, trôi, mè, chép, rô phi có diện tích cao nhất trong tổng diện tích nuôi là 184.874 m2, sau đó đến diện tích nuôi cá trắm, trôi, mè, chép là 168.706 m2, diện tích nuôi rô phi 92.460 m2. Tuy tổng diện tích nuôi cá của công thức Rô phi là nhỏ nhất nhưng diện tích bình quân một hộ nuôi lại cao nhất trong 3 công thức nuôi là 6.604,29 m2, năng suất 66,71 tạ/ha, sản lượng bình quân là 45,36 tạ. Diện tích bình quân một hộ nuôi cá của công thức trắm, trôi, mè, chép là 5.272,06 m2, năng suất là 59,82 ta/ha, sản lượng bình quân 32,39 tạ. Diện tích bình quân một hộ nuôi cá của công thức trắm, trôi, mè, chép, rô phi là 4.201,68 m2, năng suất 60,62 tạ/ha, sản lượng bình quân 26,16 tạ.