nuôi và công thức nuôi
Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Diện tích (m2) Năng suất (tạ/ha) Tổng sản lượng (tạ/ha) Sản lượng bình quân/hộ (tạ/ha) Diện tích bình quân/hộ Tổng diện tích
I. Phân theo quy mô 90 4.956 446.040 61,28 2.822,75 31,36
1. Lớn 10 9.372 93.720 69,50 657,38 65,74 2. Trung bình 30 6.627,87 198.836 64,06 127,41 42,48 3. Nhỏ 50 3.069,68 153.484 57,97 890,96 17,82
II. Phân theo công
thức nuôi 90 4.956 446.040 61,28 2.822,75 31,36
1. Trắm, chép, mè,
trôi 32 5.272,06 168.706 59,82 1.036,46 32,39 2. Trắm, Chép, mè,
trôi, rô phi 44 4.201,68 184.874 60,62 1.151,19 26,16 3. Rô phi 14 6.604,29 92.460 66,71 635,104 45,36 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
Với số liệu phân tích trên chứng tỏ các hộ nuôi chuyên canh cá rô phi sử dụng diện tích lớn hai công thức nuôi ghép cá truyền thống. Nuôi chuyên canh cá rô phi với diện tích lớn cho năng suất và sản lượng cao hơn hai công thức ghép cá truyền thống. Do nuôi chuyên canh chủ yếu là các hộ có nhiều năm nuôi kinh nghiệm, áp dụng tốt khoa học kỹ thuật trong quá trình nuôi nên cho năng suất và sản lượng cao hơn hai công thức còn lại.
4.1.5. Áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất
Trong tiến trình thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn không thể thiếu công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản sẽ làm tăng cả về chất và lượng cho sản phẩm thủy sản. Ứng dụng khoa học công nghệ nhằm làm giảm sức lao động của con người đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng nuôi. Ứng dụng các nghiên cứu khoa học chọn giống cá thích hợp cho các hộ nuôi tại địa phương, sẽ chống chịu được biến đổi của thời tiết, kháng được dịch bệnh cho cá và cho nâng suất cao. Để đáp ứng được vấn đề này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là Trung tâm khuyến nông của tỉnh và huyện phối hợp chặt chẽ với các xã trên địa bàn huyện thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao KHKT cho các hộ nuôi cá về các biện pháp kỹ thuật nuôi và chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cá.
Qua điều tra 90 hộ nuôi cá trên địa bàn huyện Kim Thành có rất nhiều hộ chưa am hiểu về kỹ thuật nuôi, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho cá, chỉ nuôi theo kinh nghiệm, không áp dụng các tiến bộ KHKT dẫn đến hiệu quả nuôi không cao.