Các chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 46 - 50)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản

2.2.4. Các chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nuôi trồng thủy sản

Trong năm qua, Nhà nước, các Bộ ngành có liên quan đã ban hành nhiều văn bản chính sách cụ thể hỗ trợ cho đầu tư phát triển ngành nông nghiệp, trong đó có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản, cụ thể là:

2.2.4.1. Chính sách khuyến khích phát triển Nuôi trồng thủy sản

* Chính sách về quy hoạch:

- Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 8 tháng 12 năm 1999 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển NTTS thời kỳ 1999-2010.

- Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 1690/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. - Quyết định số 332/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03 tháng 3 năm 2011 về việc Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.

- Quyết định số 1628/QĐ-BNN ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Bộ NN và PTNT về việc phê duyệt "Quy hoạch phát triển nuôi nhuyễn thể hàng hóa tập trung đến năm 2020".

- Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 về việc phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

* Chính sách vốn

- Quyết định 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống tập trung áp dụng công nghệ cao và sản xuất giống gốc.

- Nghị định số 67/2014/NQ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản.

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị định số 61/2010/NĐ-Cp ngày 04/06/2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn nhằm hỗ trợ phát triển nuôi nhuyễn thể trên đất hoang hóa, vùng nước chưa được khai thác, trên biển, hải đảo.

- Nghị định số 210/2013/NĐ-Cp ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

* Chính sách về hỗ trợ kỹ thuật

- Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2020.

- Pháp lệnh số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 về giống vật nuôi.

- Quyết định số 126/2005/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển NTTS trên đảo, hải đảo.

- Quyết định số 33/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt các chương trình phát triển cơ khí ngành thủy sản đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

- Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020.

- Quyết định số 2760/QĐ-BNN ngày 22 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt "Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững".

- Quyết định số 1167/QĐ-BNN ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

2.2.4.2. Chính sách của tỉnh Hải Dương

Thực hiện các văn bản, hướng dẫn của Trung ương, những năm qua tỉnh Hải Dương đã quan tâm chỉ đạo thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản, ban hành các Quyết định về quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng. Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng, hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất giống, sản xuất thức ăn, nuôi cá lồng, chế biến thủy sản, hỗ trợ để sản xuất khi bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại các sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh.

* Về quy hoạch:

- Nghị định số 31/2012/NĐ-HĐND ngày 6/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - Xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số: 2657/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2011của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Đề án "Phát triển chăn nuôi, thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2011-2015";

- Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”;

- Quyết định số 746/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 14 tháng 04 năm 2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng Hải Dương đến năm 2020 và định hướng năm 2030.

- Việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản hiện nay được tỉnh khuyến khích thực hiện. Chủ trương của tỉnh là đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu chuyển đổi 3.000-5.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng

rau màu và nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, tỉnh chưa có chính sách cụ thể về việc chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản nên việc thực hiện căn cứ vào Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và Thông tư 18/2016/TT-BTC ngày 21/1/2016 hướng dẫn một số điều của nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015. Việc chuyển đổi phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;

+ Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã;

+ Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

* Về chương trình hỗ trợ của tỉnh

- Quyết định 2657/QĐ-UBND quyết định phê duyệt Đề án "Phát triển chăn nuôi, thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2011-2015";

- Quyết định 166/QĐ-UBND quyết định phê duyệt Dự án "Phát triển thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng quy mô, đảm bảo vệ sinh môi trường tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015";

Theo Dự án này, vùng nuôi trồng thủy sản lập quy hoạch có quy mô từ 10 ha trở lên, Nhà nước hỗ trợ hạ tầng gồm công trình đầu mối, hệ thống cấp thoát nước, máy bơm, đường điện, giao thông nội vùng (chiếm 25 - 30% tổng mức đầu tư); hỗ trợ lần đầu 50% giá trị con giống mới nuôi tại vùng nuôi trồng thủy sản đã hoàn thành. Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào điều kiện đặc thù của địa phương mình, sử dụng nguồn ngân sách chương trình phát triển nông nghiệp đã được tỉnh cấp trực tiếp ngân sách huyện từ đầu năm để hỗ trợ các mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn. (Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương, 2016).

Ngoài chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh, huyện, hàng năm nông dân còn được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, chuyển giao KHKT, xây dựng các

mô hình thông qua các chương trình, đề tài khoa học từ nguồn sự nghiệp khoa học và các chương trình, dự án của Trung ương và các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn tỉnh như mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản, mô hình an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản tập trung…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)