Vùng quy hoạch Năm
2010 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030
Diện tích Toàn tỉnh (ha) 11.010 11.110 11.300 11.500 Diện tích huyện Kim Thành (ha) 125,5 135,5 140 170,5 Nguồn: Chi cục Thủy sản tỉnh Hải Dương (2016).
4.1.3. Cơ cấu giống nuôi
4.1.3.1. Cơ cấu giống nuôi
Bảng 4.5. Diện tích nuôi trồng thủy sản phân theo cơ cấu giống nuôi huyện Kim Thành giai đoạn 2014-2016
Năm Đối tượng nuôi 2014 2015 2016 BQ Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Cá truyền thống 321,8 70,26 329 70,74 336,6 70,81 329,13 70,60 Cá Rô phi 130,3 28,45 130,16 27,99 142,65 30,00 134,37 28,81 Cá Rô đồng 5,2 1,14 5,2 1,12 5,2 1,07 5,2 1,11 Baba 0,7 0,15 0,7 0,15 0,7 0,14 0,7 0,15 Tổng 458 465,06 485,15 469,4
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Kim Thành (2016)
Nuôi trồng thủy sản của huyện chủ yếu phát triển nuôi cá nước ngọt, chỉ có một số ít diện tích nuôi baba chiếm tỷ lệ nhỏ 0,15%. Trong nuôi cá thì cơ cấu giống cá truyền thống như cá Trắm, cá chép, cá trôi, cá mè... chiếm ưu thế, bên cạnh đó cơ cấu giống cá cũng thay đổi tích cực trong những năm gần đây. Cá rô phi đơn tính là giống cá được chú trọng phát triển và đẩy mạnh sản xuất theo
hướng thâm canh, sản xuất hàng hóa. Ngoài ra một số giống cá như diêu hồng, chép lai, trê lai...cũng được đưa vào sản xuất và thường được nuôi ghép với các đối tượng cá truyền thống, tuy nhiên cơ cấu các giống này chiếm tỷ lệ ít hơn.
Theo thống kê của phòng Nông nghiệp huyện diện tích nuôi cá truyền thống chiếm tỷ lệ cao nhất (70,60%) và tăng đều so với các năm, tiếp đó là diện tích cá rô phi cũng có sự biến động và tăng đều theo các năm chiếm tỷ lê (28,12%). Diện tích cá rô đồng và Ba ba chiếm tỷ lệ nhỏ, ít biến động và hầu như không tăng. Diện tích nuôi cá truyền thống tăng đều qua các năm từ năm 2014 là 321,8 ha đến năm 2016 là 336,6 ha, điều này cho thấy xu hướng nuôi trồng thủy sản ở địa phương vẫn chủ yếu là phát triển nuôi cá truyền thống. Diện tích nuôi cá rô phi cũng tăng mạnh trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Kim Thành nói riêng, năm 2014 diện tích nuôi cá rô phi huyện Kim Thành là 130,3 ha đến năm 2016 là 142,65. Có thể thấy diện tích cá rô phi tăng mạnh những năm gần đây là do xu hướng nuôi thâm canh tăng cao, người dân đã chuyển dần từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
Qua số liệu thống kê có thể thấy cá Truyền thống chủ yếu là cá Trắm cỏ và cá rô phi đang là đối tượng nuôi chính của địa phương
2016
70,81% 30,00%
1,07%
0,14% Cá truyền thống
Rô phi đơn tính Rô đồng Ba ba
Đồ thị 4.2. Tỷ lệ diện tích NTTS phân theo đối tượng nuôi của huyện Kim Thành năm 2016
Nguồn: Số liệu điều tra (2016)
4.1.3.2. Các hình thức nuôi trồng thủy sản của huyện
- Nuôi trồng thủy sản phân theo loại hình mặt nước
Có hai 02 hình thức nuôi trồng thủy sản phân theo mặt nước đó chính là: nuôi trồng thủy sản ao (hồ) nhỏ và nuôi trồng thủy sản theo diện tích mặt nước lớn.
+ Ao (hồ) nhỏ: Có diện tích từ 0,5 ha -5ha, thường có nhiều hình dạng khác nhau nhưng chủ yếu là hình vuông hoặc hình chữ nhật.
+ Diện tích mặt nước lớn: Là sông cụt, đầm, hồ có diện tích mặt nước từ 05ha trở lên.
Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp và PTN huyện Kim Thành diện tích nuôi trồng thủy sản ao (hồ) nhỏ chiểm phần lớn và tăng đều theo các năm, bình quân mỗi năm tăng 2,11% điều này cho thấy đây là loại hình mặt nước nuôi chính của huyện. Diện tích nuôi trồng thủy sản theo hình thức mặt nước lớn ít và hầu như không biến động trong những năm gần đây