Các biện pháp áp dụng khoa họ c kỹ thuật trong sản xuất theo quy mô nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 82 - 84)

trong sản xuất theo quy mô nuôi

(ĐVT: % số hộ triều tra) STT Chỉ tiêu QM Lớn (n=10) QM TB (n=30) QM Nhỏ (n=50) Chung (n=90)

1 Làm theo kinh nghiệm 20,13 32,53 45,33 32,66 2 Kết hợp kinh nghiệm và tập huấn 64,63 55,25 48,83 56,23 3 Hoàn toàn theo tập huấn kỹ thuật 15,24 12,25 5,84 11,11

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Xét theo quy mô nuôi, trung bình các hộ nuôi làm theo kinh nghiệm chiếm 34,46% số hộ điều tra, trong đó theo công thức nuôi chiếm tỷ lệ phần trăm thấp nhất 20,13% và cao nhất là quy mô nuôi nhỏ chiếm 45,33%. Các hộ nuôi kết hợp kinh nghiệm và tập huấn bình quân chiếm 56,23% số hộ điều tra, trong đó cao nhất là quy mô nuôi lớn chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất 64,63%, thấp nhất là quy mô nuôi nhỏ chiếm 48,83%. Các hộ nuôi hoàn toàn theo tập huấn kỹ thuật bình quân chiếm 11,11% số hộ điều tra, trong đó nuôi theo quy mô lớn chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất 15,24%, thấp nhất là quy mô nhỏ chiếm 5,84%. Như vậy theo số liệu phân tích ta thấy quy mô nuôi càng lớn chủ yếu là các hộ nuôi chuyên canh cá rô phi đã có kinh nghiệm nuôi lâu đời, nuôi qua tập huấn và áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật nên cho hiệu quả nuôi cao hơn quy mô nuôi trung bình và quy mô nuôi nhỏ.

Xét theo công thức nuôi, trung bình các hộ nuôi làm theo kinh nghiệm chiếm 32,66% số hộ điều tra, trong đó theo công thức nuôi ghép cá truyền thống Trắm, chép, mè, trôi chiếm tỷ lệ phần trăm cao nhất 47,33% và thấp nhất là công thức nuôi chuyên canh cá rô phi chiếm 20,33%. Các hộ nuôi kết hợp kinh nghiệm và tập huấn bình quân chiếm 52,08% số hộ điều tra, trong đó chiếm tỷ lệ phầm trăm cao nhất là nuôi chuyên canh cá rô phi 62,34%, thấp nhất là công thức nuôi ghép cá truyền thống Trắm, chép, mè, trôi chiếm 43,25%.

Bảng 4.9. Các biện pháp áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất theo công thức nuôi

(ĐVT: % số hộ triều tra) STT Chỉ tiêu CT1: Trắm, chép, mè, trôi (n=32) CT2:Trắm, Chép, mè, trôi, rô phi

(n=44) CT3: Rô phi (n=14) Chung (n=90)

1 Làm theo kinh nghiệm 47,33 35,73 20,33 34,46 2 Kết hợp kinh nghiệm và tập huấn 43,25 50,64 62,34 52,08 3 Hoàn toàn theo tập huấn kỹ thuật 9,42 13,63 17,33 13,46 Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Các hộ nuôi hoàn toàn theo tập huấn kỹ thuật bình quân chiếm 13,46% số hộ điều tra, trong đó chiếm tỷ lệ phầm trăm cao nhất là nuôi chuyên canh cá rô phi 17,33%, thấp nhất là công thức nuôi ghép cá truyền thống Trắm, chép, mè, trôi chiếm 13,63%. Như vậy công thức nuôi chuyên canh cá rô phi chủ yếu là các hộ nuôi có diện tích lớn, kinh nghiệm nuôi lâu đời và nuôi thường được qua tập huấn, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học hơn hai công thức nuôi ghép cá truyền thống còn lại nên sẽ cho năng suất và sản lượng cao hơn.

4.1.6. Bảo vệ môi trường và xử lý dịch bệnh

Trong điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu đang biến đổi mạnh mẽ, thất thường, môi trường nước ngày càng ô nhiễm như hiện nay thì tần suất xuất hiện dịch bệnh cũng ngày càng tăng lên và gây thiệt hại cho người nuôi.

Theo điều tra, 95% số hộ nuôi có cá nuôi đều bị mắc bệnh. Một trong những nguyên nhân gây dịch bệnh bùng phát đó là do ý thức của người dân còn kém, kiểm soát dịch bệnh còn hạn chế. Thực tế, khi xảy ra dịch bệnh người dân thường hoang mang, chậm thích ứng và không thông báo cho cán bộ chuyên môn trên địa bàn quản lý mà tự xử lý theo ý mình như đem chôn, vứt xuống sông, ao hồ, thải nước ao cá nhiễm bênh ra ngoài môi trường bên ngoài ao nuôi khiến cho nguy cơ lây lan dịch bệnh nhanh chóng. Bên canh đó nhiều hộ khi biết cá bị bệnh nhưng vẫn bán chạy sản phẩm để bù đắp một phần chi phí.

Ngoài ra, còn do thời tiết khí hậu hiệ nay biến đổi liên tục, nguồn nước ngày càng ô nhiễm. Hệ thống cấp nước chung với hệ thống thải, khi ao này thải ra thì ao khác lại cấp vào do đó rất dễ nhiễm bệnh và lây lan rất nhanh. Nếu các hộ nuôi không có các biện pháp đề phòng dịch bệnh cho cá như dùng thuốc xử lý

môi trường, thuốc trộn vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá thì cá rất đễ bị nhiễm bệnh, chết.

Về phía các nhà quản lý, mặc dù việc kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản rất khó khăn so với các ngành khác nhưng khi có dịch còn chậm trong khâu tuyên truyền và xử lý dịch bệnh; không thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho người nuôi nhằm phòng chống dịch bệnh, không thường xuyên kiểm tra và giám sát các hộ nuôi nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh để lây lan diện rộng. Ngoài ra lực lượng cán bộ quản lý chuyên môn trên địa bàn còn mỏng và yếu gây khó khăn trong quản lý, tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh.

Theo bảng thống kê, các bệnh gặp phải thường xuyên nhất ở cá nuôi là bệnh trùng mỏ neo, xuất huyết và nấm. Ngoài ra các bệnh chính thường gặp trên, các hộ còn gặp phải một số bệnh khác như cá lồi mắt, đen đầu, bong vẩy... Hiện nay, điều đáng lo ngại với các hộ nuôi là cá không chỉ mắc một bệnh trong một thời điểm mà chúng có biểu hiện triệu chứng có nhiều bệnh cùng một lúc. Nếu chỉ mắc đơn một bệnh thì người nuôi trồng thủy sản có thể căn cứ vào triệu chứng và có thể mua thuốc về để chữa trị, nhưng khi mắc kết hợp nhiều loại bệnh thì sẽ khó khăn hơn trong việc chuẩn đoán và điều trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện kim thành, tỉnh hải dương (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)